Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Hỏi: Tính tới hiên tại con gái tôi được 12 tháng 19 ngày tuổi vào ngày 14/6/2016 con gái tôi nhập viện tại Bệnh viện A với chuẩn đoán là bị viêm phế quản phổi, bé được điều trị nội trú và được chích kháng sinh cùng phun khí dung ngày 3 lần. Đến ngày 20/6/2016 thì bé được bác sỹ chỉ định là xuất viện lúc 13h chiều cùng với 5 gói men tiêu hóa. Nhưng chiều cùng ngày con tôi bỗng trở nên sốt cao 39-40 độ, tôi lo sợ nên đã đưa con mình lên Bệnh viện B khám thì được bác sỹ chuẩn đoán là viêm phổi và cho 2 ngày thuốc với lời dặn là nếu không hết sốt thì đưa bé lên nhập viên. Sau 2 ngày con tôi vẫn không hết sốt và được nhập viên ở bệnh viện B sau đó bác sỹ chuẩn đoán là bị viêm phổi nặng. Hiện tại tính mạng con tôi đang gặp nguy hiểm được thở bằng máy và làm rất nhiều xét nghiệm. Đề nghị luật sư tư vấn trong trường hợp này tôi phải làm thế nào để kiện Bệnh viên A và kiện như thế nào để lấy lại công bằng cho con tôi. (Mai Linh-Cà Mau)
Luật gia Nguyễn Hồng Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật dân sự của Công ty Luật TNHH Everest- trả lời:
Bác sĩ phải chịu trách nhiệm khi để xảy ra sai sót về chuyên môn kỹ thuật trong việc chẩn đoán, chữa trị bệnh của mình. Khi có khiếu nại của bệnh nhân hoặc người nhà về sai sót của bác sĩ thì việc xác định bác sĩ có vi phạm trong chăm sóc và điều trị người bệnh hoặc vi phạm các quy định chuyên môn kỹ thuật và đạo đức nghề nghiệp hay không thì sẽ thành lập Hội đồng chuyên môn để xác định. Trong trường hợp này chị nên làm đơn khiếu nại về hành vi của bác sĩ đã chuẩn đoán và điều trị cho con chị đến bệnh viện A vàyêu cầu bệnh viện xử lý.
Tại Nghị định 96/2011/NĐ-CP xử phạt hành chính về khám chữa bệnh thì các bác sĩ vi phạm quy định về chuyên môn kỹ thuật có thể bị phạt tiến tối đa là 40.000.000 đồng. Nếu gây chết người, có thể bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp:"1. Người nào vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính, thì bị phạt tù từ một năm đến sáu năm.2. Phạm tội làm chết nhiều người thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm". (Điều 99 Bộ luật hình sự năm 1999, sửa đổi bổ sung năm 2009 quy định về tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính)
Ngoài ra, bác sĩ gây ra lỗi vi phạm còn có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại, cụ thể: "1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.2. Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó". (Điều 604 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Như vậy, nếu xác định bác sĩ thực hiện điều trị cho con anh/chị có lỗi cố ý hoặc vô ý trong khi chuẩn đoán, điều trị gây tổn hại đến sức khỏe, thiệt hại đến tính mạng của con chịthì phải bồi thường.
Mặt khác, bệnh viện A cũng có thể phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
"Pháp nhân phải bồi thường thiệt hại do người của mình gây ra trong khi thực hiện nhiệm vụ được pháp nhân giao; nếu pháp nhân đã bồi thường thiệt hại thì có quyền yêu cầu người có lỗi trong việc gây thiệt hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật". (Điều 618 Bộ luật Dân sự năm 2015)
"Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức phải bồi thường thiệt hại do cán bộ, công chức của mình gây ra trong khi thi hành công vụ.Cơ quan, tổ chức quản lý cán bộ, công chức có trách nhiệm yêu cầu cán bộ, công chức phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu cán bộ, công chức có lỗi trong khi thi hành công vụ". (Điều 619 Bộ luật Dân sự năm 2015)
Vấn đề khám chữa bệnh và việc chẩn đoán của bác sĩ đây là vấn đề thuộc về lĩnh vực khoa học, nó dựa vào năng lực chuyên môn, cơ sở vật chất, thiết bị máy móc của bệnh viện có giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh chính xác hay không. Do đó, bác sĩ phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy tắc nghề nghiệp gây hậu quả chết người hoặc gây ra tai biến cho người bệnh. Vậy nên, để xác định trách nhiệm của bác sĩ bởi nó phụ thuộc nhiều vào yếu tố chủ quan, khách quan tác động đến. Trong trường hợp này, anh/chị nên làm đơn khiếu nại nên bệnh viên A khi bác sĩ của bệnh viện cóhành vi chuẩn đoán và điều trị sai gây tổn hại sức khỏe và ảnh hưởng đến tính mạng của con anh/chị.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận