Quyết định của bán án ly hôn cho chồng thăm nom con. Tuy nhiên người mẹ hạn chế quyền thăm nom cho người chồng. Người chồng phải làm thế nào để thực hiện quyền thăm nom con.
Hỏi: Vợ chồng tôi ly hôn được 3 năm, có 1 con chung hơn 3tuổi và được Tòa tuyên cho vợ nuôi, còn tôi chịu trách nhiệm cấp dưỡng 1.5tr/tháng. Cách đây 5 tháng, tôi và gd vợ có xảy ra mâu thuẫn vì quyền thăm nuôi con của tôi có bị hạn chế, cụ thể: tôi chỉ được đưa cháu về chơi buổi sáng, chiều phải đưa về, 1 tháng chỉ được vài lần; gd không cho cháu về thăm bên nội mặc dù tôi luôn đảm bảo về sức khỏe và tinh thần cho con, và cháu bé rất quấn bố. Sau đó xảy ra cãi vã. Gd bên ngoại cấm tôi thăm nuôi con và không cần tôi thực hiện cấp dưỡng. Vậy tôi cần tới cơ quan nào để yêu cầu giành lại quyền thăm nuôi và cấp dưỡng cho con? Tôi đã đến cơ quan thừa phát lại nhờ lập vi bằng nhưng lại bị đẩy sang cơ quan thi hành án, rồi lại được THA chỉ qua bên phường nơi vợ sinh sống nhưng không có kết quả gì vì họ tiếp nhận đơn mà không giải quyết. Tôi muốn hỏi giờ tôi có thể nhờ cơ quan nào giúp đỡ? (Thành Trung - Hưng Yên)
trách nhiệm của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện như sau:
Điều 16Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định vềnhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện như sau:
“1. Trực tiếp tổ chức thi hành các bản án, quyết định theo quy định tại Điều 35 của Luật này.2. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về thi hành án dân sự thuộc thẩm quyền theo quy định của Luật này.3. Thực hiện quản lý công chức, cơ sở vật chất, kinh phí và phương tiện hoạt động được giao theo hướng dẫn, chỉ đạo của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.4. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo công tác tổ chức, hoạt động thi hành án theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh.5. Lập hồ sơ đề nghị xét miễn, giảm nghĩa vụ thi hành án dân sự.6. Giúp Ủy ban nhân dân cùng cấp thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 174 của Luật này.7. Báo cáo công tác thi hành án dân sự trước Hội đồng nhân dân khi có yêu cầu".
Điều 35Luật thi hành án dân sự năm 2008 quy định vềthẩm quyền thi hành án như sau:
"1. Cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có thẩm quyền thi hành các bản án, quyết định sau đây:a) Bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở;b) Bản án, quyết định phúc thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định sơ thẩm của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;c) Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Tòa án cấp tỉnh đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án cấp huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện có trụ sở;d) Bản án, quyết định do cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện nơi khác, cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh hoặc cơ quan thi hành án cấp quân khu ủy thác".
Theo đó, cơ quan thi hành án quận/huyện có trách nhiệm thi hành các bản án, quyết định sơ thẩm của tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi cơ quan thi hành án dân sự có trụ sở.
Theo quy định trên, người được thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án thực hiện theo nội dung bản án, quyết định của tòa án.
Trường hợp của bạn, quyền thăm nom con của bạn được ghi nhận trong bản án sơ thẩm của tòa án. Bạn có quyền thăm nom có nghĩa là bạn là người được thi hành án vì vậy việc người vợ hạn chế quyền thăm nuôi của bạn, không chấp hành theo quyết định của bản án sơ thẩm thì bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án quận/ huyện thực hiện cưỡng chế thi hành án để bảo vệ quyền lợi của mình.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận