-->

Xử phạt trong lĩnh vực giá

Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải chịu một trong hai hình thức phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền.

Hỏi: Đề nghị Luật sư tư vấn về các hình thức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá được pháp luật quy định như thế nào? (Trần Bảo Yến - Bến Tre)

c
>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Tiến sĩ, luật sư Vũ Thái Hà - Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội - trả lời:

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 84/2011/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá phải chịu một trong hai hình thức phạt chính là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm, tổ chức, cá nhân vi phạm còn bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau: a) Quyết định đình chỉ thực hiện các mức giá hàng hóa, dịch vụ không hợp lý do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ đã quyết định và yêu cầu thực hiện các mức giá trước khi tăng giá bất hợp lý; b) Tước có thời hạn đến mười hai (12) tháng hoặc tước không thời hạn quyền sử dụng giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ, dịch vụ thẩm định giá, các loại giấy phép kinh doanh của tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ theo quy định của pháp luật; c) Không được thông báo là doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá của năm tiếp theo; d) Tước có thời hạn đến mười hai (12) tháng hoặc tước không có thời hạn quyền sử dụng Thẻ thẩm định viên về giá; đ) Thu hồi thông báo doanh nghiệp có đủ điều kiện hoạt động thẩm định giá được Bộ Tài chính công bố của năm bị xử phạt; e) Thu hồi Thẻ thẩm định viên về giá do cho thuê, cho mượn để thành lập, để có đủ điều kiện hoạt động của doanh nghiệp thẩm định giá theo quy định của pháp luật.

Ngoài các hình thức xử phạt chính, xử phạt bổ sung nêu trên, tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính còn có thể bị buộc áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau: a) Tịch thu nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ phần chênh lệch giá do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh, cung ứng hàng hóa, dịch vụ tăng giá bất hợp lý so với mức giá đang bán bình thường do tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tính toán các yếu tố hình thành giá không đúng với chế độ chính sách, định mức kinh tế - kỹ thuật và Quy chế tính giá do các cơ quan có thẩm quyền ban hành; b) Buộc thu hồi nộp vào ngân sách nhà nước toàn bộ tiền hỗ trợ bình ổn giá, trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, do khai man, khai khống hồ sơ thanh toán; tiền trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa, tiền hỗ trợ để thực hiện chính sách giá đã sử dụng không đúng mục đích; c) Buộc chấp hành đúng các quy định của pháp luật về giá; d) Buộc phải trả lại toàn bộ số tiền bị tổn thất cho khách hàng do vi phạm hành chính trong lĩnh vực giá. Trong trường hợp không xác định được đối tượng để hoàn trả thì tịch thu vào ngân sách nhà nước; đ) Phải chịu mọi chi phí để thực hiện việc hoàn trả lại tiền chênh lệch do thực hiện không đúng giá cho tổ chức, cá nhân bị áp dụng giá không đúng; e) Buộc phải cải chính những thông tin sai lệch, không đúng sự thật.

Theo Báo Hà Nội Mới (ngày 28/05/2012)

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.