-->

Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính và hình sự?

Hành vi sử dụng nhãn hiệu của người khác là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.


Hỏi: Tôi đang muốn làm sản phẩm cốc in hình, tôi có xem hình ảnh sản phẩm mẫu của Công ty B. Anh chị cho tôi hỏi là tôi làm cốc in hình như hình ảnh của Công ty B và bán nhỏ lẻ kiểu hàng Handmade có vi phạm luật sở hữu trí tuệ không. Đề nghị Luật sư tư vấn giúp tôi câu hỏi này?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 19006198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Công ty Luật TNHH Eversest - trả lời:

Khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009 (Luật SHTT) về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định:

"Điều 211 quy định về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị xử phạt vi phạm hành chính

1. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt hành chính:
a) Thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội;

b) Không chấm dứt hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ mặc dù đã được chủ thể quyền sở hữu trí tuệ thông báo bằng văn bản yêu cầu chấm dứt hành vi đó;

c) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định tại Điều 213 của Luật này hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;

d) Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán vật mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý được bảo hộ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này”.

Khoản 1, 2, 3 Điều 213 Luật SHTT quy định hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ:

“1. Hàng hoá giả mạo về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này bao gồm hàng hoá giả mạo nhãn hiệu và giả mạo chỉ dẫn địa lý (sau đây gọi là hàng hoá giả mạo nhãn hiệu) quy định tại khoản 2 Điều này và hàng hoá sao chép lậu quy định tại khoản 3 Điều này.

2. Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

3. Hàng hoá sao chép lậu là bản sao được sản xuất mà không được phép của chủ thể quyền tác giả hoặc quyền liên quan".

Theo như thông tin mà anh (chị) cung cấp, anh (chị) đã có hành vi sử dụng hình ảnh của Công ty B để làm hàng bán nhỏ lẻ kiểu hàng Handmade, đây là hành vi xâm phạm quyền sở hưu trí tuệ. Do đó, anh (chị) có thể bị xử phạt hành chính hoặc hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm của mình.

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.