Hành vi phát tán hình ảnh của người khác trên internet là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trực tiếp tới quyền cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân quy định tại điều 31 Bộ luật Dân sự năm 2005.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Văn Hùng - Tổ tư vấn pháp luật Hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Hành vi phát tán hình ảnh của anh (chị) trên internet là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm trực tiếp tới quyền cá nhân đối với hình ảnh của cá nhân quy định tại điều 31 Bộ luật Dân sự năm 2005 (BLDS):
“Điều 31. Quyền của cá nhân đối với hình ảnh: 1. Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình; 2. Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý; trong trường hợp người đó đã chết, mất năng lực hành vi dân sự, chưa đủ mười lăm tuổi thì phải được cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên hoặc người đại diện của người đó đồng ý, trừ trường hợp vì lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng hoặc pháp luật có quy định khác; 3. Nghiêm cấm việc sử dụng hình ảnh của người khác mà xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh”.
Khi quyền và lợi ích hợp pháp của anh (chị) bị xâm phạm thì anh (chị) có quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Tuy nhiên, để Tòa án đồng ý thụ lí để giải quyết vụ án trên thì anh (chị) cần chuẩn bị những tài liệu, những bằng chứng chứng minh quyền và lợi ích của anh (chị) đang bị xâm phạm và cần xác minh rõ đối tượng đã thực hiện hành vi vi phạm trên.
Theo quy định của BLDS về bồi thường thiệt hại do danh sự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm được quy định như sau:
“Điều 611. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm: 1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm: a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại; b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút. 2. Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Ngoài ra, anh (chị) nên yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời quy định tại Điều 99 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 và cụ thể tại Điều 115 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2004 quy định về cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định để kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật trê, tránh gây ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của anh (chị).
"Điều 115. Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định: Cấm hoặc buộc thực hiện một số hành vi nhất định được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy đương sự hoặc cá nhân, cơ quan, tổ chức khác thực hiện hoặc không thực hiện một số hành vi nhất định làm ảnh hưởng đến việc giải quyết vụ án hoặc quyền và lợi ích hợp pháp của người khác có liên quan trong vụ án đang được Toà án giải quyết".
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận