Pháp luật hiện đang quy định hai phương pháp để thực hiện việc sinh con bằng phương pháp khoa học là: Thụ tinh nhân tạo và thụ tinh trong ống nghiệm.
(Lao động) - Chị tôi lấy chồng đã 03 năm nhưng vẫn không có con. Khi đi khám bác sĩ cho biết, hai vợ chồng bị vô sinh và có tư vấn cho việc sinh con theo phương pháp khoa học. Đề nghị luật sư tư vấn, về vấn đề xác định cha, mẹ cho con nếu thực hiện việc sinh con theo phương pháp này? Giả sử sau khi anh chị tôi thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản bằng việc xin tinh trùng hoặc trứng của người khác mà có được con, nhưng người cho biết được, đòi quyền lợi đối với đứa trẻ sẽ giải quyết thế nào?
Vấn đề anh chị hỏi được quy định trong Nghị định 12/2003/NĐ-CP, ngày 10/02/2003, về sinh con theo phương pháp khoa học. Theo đó, pháp luật hiện đang quy định hai phương pháp để thực hiện việc sinh con bằng phương pháp khoa học là: Thụ tinh nhân tạo (thủ thuật bơm tinh trùng của chồng hoặc của người cho tinh trùng vào tử cung của người phụ nữ có nhu cầu sinh con để tạo phôi.) và Thụ tinh trong ống nghiệm (là sự kết hợp giữa noãn và tinh trùng trong ống nghiệm để tạo thành phôi).
Đối với trường hợp vợ chồng sử dụng noãn và tinh trùng của hai người để thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ sinh ra sẽ chính là con của họ.
Đối với trường hợp, vợ chồng thực hiện việc sinh con bằng kĩ thuật hỗ trợ sinh sản mà phải sử dụng noãn hoặc tinh trùng hoặc phôi của người khác, thì việc xác định cha, mẹ cho đứa trẻ sinh ra, như sau:
Trẻ ra đời do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải được sinh ra từ người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân.
Người mẹ trong cặp vợ chồng vô sinh hoặc người phụ nữ sống độc thân sinh ra đứa trẻ do thực hiện kĩ thuật hỗ trợ sinh sản được xác định là cha, mẹ đối với trẻ được sinh ra (Điều 20).
Như vậy, trường hợp hai vợ chồng (nhận tinh trùng, hoặc nhận noãn) để thực hiện sinh con bằng phương pháp hỗ trợ sinh sản, thì đứa trẻ phải được sinh được xác định là con của họ (pháp luật không công nhận người cho tinh trùng, hoặc cho noãn là cha, mẹ của đứa trẻ).
2. Đối với vấn đề giữ bí mật thông tin: Nghị định đã có quy định cụ thể đảm bảo nguyên tắc bí mật và quyền lợi của người có liên quan, như sau:
“1. Các cặp vợ chồng vô sinh và phụ nữ sống độc thân có quyền sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 2. Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản phải theo đúng quy trình kỹ thuật do Bộ Y tế ban hành. 3. Việc thực hiện các kỹ thuật hỗ trợ sinh sản; cho noãn, nhận noãn; cho tinh trùng, nhận tinh trùng; cho phôi, nhận phôi phải được tiến hành trên nguyên tắc tự nguyện. 4. Việc cho và nhận tinh trùng, cho và nhận phôi được thực hiện trên nguyên tắc bí mật” (Điều 4).
Nghị định quy định: không cho phép tiết lộ về nhân thân của người cho noãn, nhận noãn, cho tinh trùng và nhận tinh trùng (khoản 4 Điều 7, khoản 3 Điều 8, khoản 6 Điều 11).
Đồng thời, người con được sinh ra do thực hiện kỹ thuật hỗ trợ sinh sản không được quyền yêu cầu quyền thừa kế, quyền được nuôi dưỡng đối với người cho tinh trùng, cho noãn, cho phôi (Điều 21).4
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Theo Báo Lao động, ngày 23.07.2011.
Bình luận