Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;...
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn Điều 23 Nghị định 155/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư như sau: "1.Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a)Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghitrong Điều lệ mà không được gia hạn; b)Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký. 2.Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký. 3.Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với mộttrong các hành vi sau: a)Cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị thực tế; b)Kinh doanh dưới danh nghĩa doanh nghiệp khi đã bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã giải thể; c)Kinh doanh dưới hình thức doanh nghiệp mà không đăng ký thành lập doanh nghiệp. 4.Biện pháp khắc phục hậu quả: a)Buộc đăng ký gia hạn hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; b)Buộc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này; c)Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này; d)Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này”.
Quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về thành lập doanh nghiệp chỉ có quy định về việc vốn thực góp thấp hơn vốn cam kết góp sẽ bị xử phạt mà không có quy định về việc vốn thực góp cao hơn vốn cam kết góp. Do vậy, trong trường hợp của doanh nghiệp anh (chị) việc vốn thực góp cao hơn vốn cam kết góp được ghi nhận trong Giấy đăng ký kinh doanh sẽ không bị xử phạt vi phạm hành chính. Tuy nhiên, trong trường hợp vốn thực góp cao hơn vốn cam kết góp, thì doanh nghiệp bạn cần tiến hành thủ tục để tăng vốn điều lệ. Do anh (chị) không nói rõ, doanh nghiệp của anh (chị) là loại hình nào, nên anh (chị) có thể tham khảo thủ tục thay đổi vốn điều lệ của Công ty cổ phần và thủ tục thay đổi vốn điều lệ của Công ty Trách nhiệm hữu hạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận