Vợ của Chủ tịch công ty TNHH một thành viên có thể được bổ nhiệm làm Phó giám đốc công ty không?

Chủ tịch kiêm Giám đốc công ty TNHH một thành viên có thể bổ nhiệm người thân giữ chức vụ quản lý trong bộ máy tổ chức của doanh nghiệp.

Hỏi: Chúng tôi là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, được thành lập từ năm 2008. luật sư cho tôi hỏi, Chủ tịch công ty kiêm Giám đốc thì có thể bổ nhiệm vợ mình làm Phó giám đốc không hưởng lương, không tham gia bảo hiểm xã hội được không?
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198.

Luật gia Nguyễn Liên - Tổ tư vấn Pháp luật Doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Về thắc mắc của khách hàng, qua nghiên cứu và tìm hiểu chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ vào các văn bản pháp luật:

- Luật Doanh nghiệp năm 2014;
- Bộ luật Lao động năm 2012;
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2013;

Về việc Chủ tịch công ty kiếm Giám đốc thì có được bổ nhiệm vợ mình làm Phó giám đốc hay không?

Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2014 về quyền của Chủ sở hữu công ty TNHH một thành viên như sau: “Chủ sở hữu công ty là tổ chức có các quyền sau đây: (a) Quyết định nội dung Điều lệ công ty, sửa đổi, bổ sung Điều lệ công ty; (c) Quyết định cơ cấu tổ chức quản lý công ty, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm người quản lý công ty” (khoản 1 Điều 75).

Dựa trên quy định này thì Chủ sở hữu/Chủ doanh nghiệp có quyền bổ nhiệm nhân sự vào các vị trí quản lý công ty như: Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó phòng… Đồng thời Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng không có quy định cấm Chủ sở hữu, Chủ tịch công ty được bổ nhiệm vợ hay người thân khác giữ chức vụ Phó giám đốc. Vì vậy trong trường hợp của khách hàng, Chủ tịch kiêm Giám đốc trong công ty TNHH một thành viên có thể bổ nhiệm vợ làm Phó giám đốc.

Về vấn đề hưởng lương của Phó giám đốc:

Vấn đề lương (thù lao) thực hiện công việc là sự thỏa thuận giữa người sử dụng lao động và người lao động theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2012 như sau:

- Tiền lương:

1- Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận. Tiền lương bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định.

2- Tiền lương trả cho người lao động căn cứ vào năng suất lao động và chất lượng công việc.


3-. Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau”
(Điều 90).

Theo đó, mức lương của doanh nghiệp chi trả cho người đảm nhiệm vị trí Phó giám đốc (cũng là người lao động) không được thấp hơn mức tối thiểu do Chính phủ quy định. Tuy nhiên, pháp luật cũng không cấm trường hợp người lao động từ chối nhận lương hay bất cứ khoản thù lao nào khác, vì vậy theo quan điểm cá nhân việc người lao động biết rằng mình có quyền được chi trả lương theo quy định (mức lương không thấp hơn mức lương tối thiểu do Chính phủ quy định) mà vẫn đồng ý không nhận lương, thù lao và các chi phí phụ cấp khác là không trái với quy định pháp luật.

Bởi sự thỏa thuận này xuất phát từ yếu tố tự nguyện, bình đẳng, không ép buộc, hai bên hoàn toàn đủ năng lực hành vi dân sự thì sẽ không vi phạm quy định của luật. Tuy nhiên điều này cần ghi rõ trong Hợp đồng lao động giữa công ty và người lao động tức Phó giám đốc trong trường hợp của khách hàng.

Về việc Phó giám đốc không đóng Bảo hiểm xã hội:

Phó giám đốc không đóng bảo hiểm có được hay không thì phải xem xét đến khía cạnh Phó giám đốc có thuộc nhóm đối tượng bắt buộc phải tham gia bảo hiểm hay không.

Theo Luật Bảo hiểm xã hội năm 2013, đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội bao gồm:"h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương";(khoản 1 Điều 2); thế nhưng văn bản luật bảo hiểm này lại không đưa ra chi tiết Người quản lý doanh nghiệp trong nhóm đối tượng bắt buộc tham gia Bảo hiểm xã hội bao gồm những ai?

Vậy Phó giám đốc có phải người quản lý doanh nghiệp? Khái niệm người quản lý doanh nghiệp được viện dẫn trong Luật Doanh nghiệp năm 2014 như sau “người quản lý công ty và người quản lý doanh nghiệp tư nhân, bao gồm chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh, Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Chủ tịch Hội đồng quản trị, thành viên Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc và cá nhân giữ chức danh quản lý khác có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch của công ty theo quy định tại Điều lệ công ty.”(Khoản 18 Điều 4).

Theo đó, việc xác định Phó giám đốc có phải nhóm đối tượng người quản lý doanh nghiệp hay không cần xem xét quy định tại Điều lệ công ty. Trên quan điểm cá nhân, quy định tại điều luật này được hiểu là trường hợp Phó giám đốc là người tham gia vào công việc quản lý, có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch, thì Phó giám đốc thuộc đối tượng bắt buộc mua bảo hiểm xã hội; trường hợp Phó giám đốc là người tham gia công việc quản lý nhưng không có thẩm quyền nhân danh công ty ký kết giao dịch theo Điều lệ công ty quy định thì không thuộc đối tượng “người quản lý doanh nghiệp” theo như khái niệm tại Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định, vì vậy cũng sẽ không nằm trong nhóm đối tượng phải tham gia Bảo hiểm xã hội.

Trên đây là ý kiến cá nhân về thắc mắc của khách hàng, khách hàng có thể tham khảo để có những quyết định phù hợp trong việc thực hiện bổ nhiệm các chức danh quản lý, điều hành doanh nghiệp theo đúng quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:
  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.