Luật sư tư vấn về việc kháng nghị...
Hỏi: Tình huống: A và B đánh D gây thương tích. Kết quả giám định xác định tỷ lệ thương tật là 27%. Ông C là bố của D làm đơn yêu cầu khởi tố vụ án.Cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can và kết thúc điều tra đối với A và B về tội cố ý gây thương tích. Viện kiểm sát cấp Huyện đã ra quyết định truy tố A và B về tội cố ý gây thương tích theo khoản 1 Điều 104 Bộ luật Hình sự. (Trong quá trình điều tra, truy tố và xét xử vụ án này, A, B và D đều trên 16 tuổi nhưng chưa đủ 18 tuổi).Gỉa sử chỉ có A kháng cáo xin giảm hình phạt, VKS cùng cấp kháng nghị bản án sơ thẩm đề nghị tăng hình phạt đối với B. Tại phiên tòa A rút toàn bộ kháng cáo của mình, Hội đồng xét xử xác định kháng nghị của VKS là có căn cứ. Hội đồng xét xử phúc thẩm phải giải quyết như thế nào? Tại sao? (Minh Hải - Hà Giang)
Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Cơ sở pháp lý:
- Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 121/2004/QĐ-VKSTC ngày 16-9-2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao)
Nội Dung Phân Tích:
Căn cứ quy định tại khoản 3 Điều 249 Bộ Luật tố tụng hình sự năm 2003 thì:
" 3. Trong trường hợp Viện kiểm sát kháng nghị hoặc người bị hại kháng cáo yêu cầu thì Tòa án cấp phúc thẩm có thể tăng hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nặng hơn; tăng mức bồi thường thiệt hại, nếu có kháng nghị của Viện kiểm sát hoặc kháng cáo của người bị hại, nguyên đơn dân sự; nếu có căn cứ, Tòa án vẫn có thể giảm hình phạt, áp dụng điều khoản Bộ luật hình sự về tội nhẹ hơn, chuyển sang hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn, giữ nguyên mức hình phạt tù và cho hưởng án treo, giảm mức bồi thường thiệt hại."
Căn cứ vào Điều 33 Quy chế tạm thời về công tác thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử các vụ án hình sự (ban hành kèm theo quyết định số 121/2004/QĐ-VKSTC ngày 16-9-2004 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao) thì có 4 căn cứ để kháng nghị phúc thẩm, đó là: Việc điều tra, xét hỏi tại phiên toà sơ thẩm phiến diện hoặc không đầy đủ; kết luận của bản án hoặc quyết định hình sự sơ thẩm không phù hợp với các tình tiết khách quan quả vụ án; có những vi phạm trong việc áp dụng
Như vây, Tòa án phúc thẩm có thể xem xét vào nội dung kháng nghị của Viện kiểm sát , Hội đồng xét xử phúc thẩm có quyền thay đổi nội dung bản án - tăng mức hình phạt với B theo quy định tại khoản 2 Điều 248 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 như sau:
" 2. Toà án cấp phúc thẩm có quyền quyết định:
a) Không chấp nhận kháng cáo, kháng nghị và giữ nguyên bản án sơ thẩm;
b) Sửa bản án sơ thẩm;
c) Hủy bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án để điều tra lại hoặc xét xử lại;
d) Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.
3. Bản án phúc thẩm có hiệu lực pháp luật kể từ ngày tuyên án."
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận