Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha.
Hỏi: Tôi có con với 01 người đàn ông Thái Lan nhưng người này chưa ly hôn. Ngày 25/11/2015 chúng tôi đến Sở Tư pháp làm thủ tục nhận con và khai sinh cho con (có làm xét nghiệm ADN) nhưng ngày 16/12/2015 nhân viên Sở gọi chúng tôi lên nói chúng tôi vi phạm chế độ hôn nhân nên sẽ bị xử phạt và nếu không có giấy ly hôn thì không làm khai sinh cho con mang họ cha được. Vậy con tôi có quyền nhận cha và được khai sinh mang họ cha không? (Quỳnh Anh - Thanh Hóa)
Về việc xử phạt hành vi vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng, Khoản 1 Điều 48 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định:"Điều 48. Hành vi vi phạm quy định về cấm kết hôn, vi phạm chế độ hôn nhân một vợ, một chồng; vi phạm quy định về ly hôn1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau: a) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà kết hôn với người khác, chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà kết hôn với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;b) Đang có vợ hoặc đang có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác;c) Chưa có vợ hoặc chưa có chồng mà chung sống như vợ chồng với người mà mình biết rõ là đang có chồng hoặc đang có vợ;d) Kết hôn giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;đ) Kết hôn giữa cha mẹ nuôi với con nuôi;e) Kết hôn giữa người đã từng là cha mẹ nuôi với con nuôi; bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng".Như vậy, việc xử phạt từ 1 đến 3 triệu đối với hành vi của bạn là đúng với quy định của pháp luật.
Về quyền nhận cha, Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:“Điều90. Quyền nhận cha, mẹ1. Con có quyền nhận cha, mẹ của mình, kể cả trong trường hợp cha, mẹ đã chết.2. Con đã thành niên nhận cha, không cần phải có sự đồng ý của mẹ; nhận mẹ, không cần phải có sự đồng ý của cha”.
Theo đó, con của bạn có quyền nhận cha trong trường hợp này. Sau khi có quyết định nhận cha thì bạn có thể làm giấy khai sinh cho con theo họ của cha.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận