Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở
Hỏi: Hiện nay em đang có gặp vấn đề về tranh chấp nuôi/chăm sóc con sau khi ly hôn, kính xin luật sư tu vấn 1 số điểm: Vợ chồng em sống ở HCM. Em và vợ đã ly hôn được gần 1 năm. Đã có 2 con trai (con lớn 9 tuổi; con nhỏ 3 tuổi). Sau ly hôn vợ chồng em không có tranh chấp gì về tài sản. Vợ chồng em thoả thuận vợ là người nuôi con trực tiếp (sống ở nhà bà ngoại), vì em công tác ở xa. Dù vợ em có quyên là người trực tiếp nuôi và chăm sóc con, em là người cấp dưỡng, nhưng cô ấy ko cho phép em dẫn con về thăm bà nội là đúng pháp luật hay không? Nếu cô ấy vẫn không thay đổi suy nghĩ thì em có thể khiếu nại, khiếu kiện ở đâu? (Nguyễn Hương - Bắc Giang)
Khoản 3 Điều 82 Luật hôn nhân gia đình năm 2014 quy định như sau:"3. Sau khi ly hôn, người không trực tiếp nuôi con có quyền, nghĩa vụ thăm nom con mà không ai được cản trở.Cha, mẹ không trực tiếp nuôi con lạm dụng việc thăm nom để cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì người trực tiếp nuôi con có quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của người đó".
Như vậy, nếu việc thăm nom đó không cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc nuôi dưỡngchăm sóc con thì vợbạn không thể cấm được. Điều này có nghĩa làbạn vẫn có quyền đưa con về bên nộichơi vì việc đưa con về nhà nội hoặc đi chơi xa không được coi là hành động cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến con bạn. Pháp Luật hôn nhân gia đìnhkhông liệt kê cụ thể những việc nào được gọi là thăm nom, chăm sóc. Tuy nhiên, việc đưa con đi chơi hoặc đi đâu đólà việc hoàn toàn bình thường và là nhu cầu chính đáng của cả người cha và đứa trẻvà vợbạn không có quyền ngăn cấm người cha thực hiện hành động thăm nom, chăm sóc, giáo dục, dạy dỗ, bù đắp tình cảm… cho con của mình, trừ khi vợ bạn có chứng cứ rõ ràng việcbạn đưa con đi ra ngoài là cản trở hoặc gây ảnh hưởng xấu đến việc trông nom, chăm sóc, giáo dục, nuôi dưỡng con của bạn thì khi đó vợbạn mớicó quyền yêu cầu Tòa án hạn chế quyền thăm nom con của bạn.
Trong trường hợp vợ bạn vẫn không thay đổi suy nghĩ vàkhông đưa ra được chứng cứ chứng minh việc thămnom con của bạn ảnh hưởng đến sự phát triển của con thì bạn có thể làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án giải quyết cho thi hành vấn đề thăm nom, chăm sóc con chung theo án Tòa.
Sau đó, cơ quan Thi hành án mời các bên đến làm việc, người trực tiếp chăm sóc sẽ cam kết về việc tạo mọi điều kiện cho người kia được thăm con khi việc thăm nom đó không gây cản trở việc nuôi dưỡng, chăm sóc. Nội dung này được ghi vào biên bản, có ký tên đóng dấu của cơ quan thi hành án.Nhưng nếu vợ bạnkhông thực hiện đúng những gì đã thỏa thuận thì bạnđược quyền gửi đơn đến Tòa án xin thay đổi người trực tiếp nuôi con.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận