-->

Tư vấn về việc sa thải lao động nữ đang nuôi con dưới 12 tháng?

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn,...

Hỏi: Tôi về trường giảng dạy năm 2011. Hết thời gian tập sự, tôi đươc xét vào viên chức tháng 1/2013. Đến ngày 25/11/2014 tôi xin nghỉ thai sản. Tôi về trường giảng dạy năm 2011. Hết thời gian tập sự, tôi đươc xét vào viên chức tháng 1/2013. Đến ngày 25/11/2014 tôi xin nghỉ thai sản. Tôi về trường giảng dạy năm 2011. Hết thời gian tập sự, tôi đươc xét vào viên chức tháng 1/2013. Đến ngày 25/11/2014 tôi xin nghỉ thai sản.Trong thời gian nghỉ tôi được thông báo thi lại viên chức vì trường hợp của tôi vào viên chức không đúng quy định. Ngày 11/01/2015 thì tổ chức thi, nhưng ngày 20/01/2015 tôi sinh khó và phải mổ nên không thi được. Vì vậy tôi bị trượt và Sở giáo dục ra quyết định đuổi việc, không cho tôi tiếp tục giảng dạy sau này.Vậy tôi muốn hỏi là:1. Sở giáo dục và nhà trường đã cắt hợp đồng trong khi tôi đã kí hợp đồng không thời hạn và đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng là đúng hay sai?2. Làm thế nào để tôi tiếp tục được đi dạy lại sau thời gian nghỉ hộ sản? (Thị Thủy - Phú Thọ)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 3Điều 29 Luật Viên chức 2010 quy định về việc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức như sau: "Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập không được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc với viên chức trong các trường hợp sau:a) Viên chức ốm đau hoặc bị tai nạn, đang điều trị bệnh nghề nghiệp theo quyết định của cơ sở chữa bệnh, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này;b) Viên chức đang nghỉ hàng năm, nghỉ về việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập cho phép;c) Viên chức nữ đang trong thời gian có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi, trừ trường hợp đơn vị sự nghiệp công lập chấm dứt hoạt động".

Cùng với đó, Bộ luật lao động 2012 cũng quy định các trường hợp người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với người lao động bao gồm: "1. Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này;2. Người lao động đang nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng và những trường hợp nghỉ khác được người sử dụng lao động đồng ý;3. Lao động nữ quy định tại khoản 3 Điều 155 của Bộ luật này;4. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội".

Ngoài ra, pháp luật lao động còn đưa ra các quy định bảo đảm việc làm cho lao động nữ nghỉ thai sản tại điều 158 Bộ luậtlao động: "Lao động nữ được bảo đảm việc làm cũ khi trở lại làm việc sau khi nghỉ hết thời gian theo quy định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 157 của Bộ luật này; trường hợp việc làm cũ không còn thì người sử dụng lao động phải bố trí việc làm khác cho họ với mức lương không thấp hơn mức lương trước khi nghỉ thai sản".

Như vậy, trừ trường hợp trường học nơi bạnđang công tác giảng dạy không còn hoạt động, nhà trường không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn trong thời gian bạn đang có thai, nghỉ thai sản, nuôi con dưới 36 tháng tuổi; mà còn phải bảo đảm việc làm cũ cho bạn sau khi kết thúc thời gian thai sản. Do đó bạn cần tìm đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp để bảo vệ quyền lợibản thân.

Điều 30 Luật Viên chức 2010 quy định về giải quyết tranh chấp liên quan tới hợp đồng làm việc như sau: "Tranh chấp liên quan đến việc ký kết, thực hiện hoặc chấm dứt hợp đồng làm việc được giải quyết theo quy định của pháp luật về lao động".

Như vậy, trường hợp của bạn cần được giải quyết theo các quy định tại Mục 2 Chương XVI Bộ Luật Lao động 2012 về giải quyết tranh chấp lao động cá nhân, cụ thể, bạn có thể giải quyết thông qua hòa giải viên lao động hoặc trực tiếpgửi đơn khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có trụ sở trường học mà bạn đang công tác theo nguyên tắc của pháp luật lao động và pháp luật tố tụng dân sự.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.