Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.
Hỏi: Hiện tại thì tôi có việc nhờ tư vấn như sau vào tháng 7 năm 2015 bố mẹ tôi tiến hành ly hôn đã được toà án chấp nhận nhưng về tài sản tự thoả thuận.Đến thời điểm hiện nay do bố tôi đã lập gia đình mới và sống trên mảnh đất là tài sản chung giữa 2 người . Khi ra đi mẹ tôi không mang theo gì ngoài khoản nợ của bố tôi đã vay bà là 400 triệu( có xác nhận) và 170 triệu mẹ tôi đứng tên . Vậy bây giờ mẹ tôi đâm đơn ra toà yêu cầu chia lại tài sản và yêu cầu bố tôi hoàn trả lại số tiền đó có được không? Về tài sản gồm mảnh đất 130m hai ngôi nhà 4 tầng và 2 tầng kinh doanh nhà nghỉ ( hoàn toàn do 2 vợ chồng gây dựng trong thời kỳ hôn nhân). ( Hoàng Anh - Nghệ An)
Luật gia Nguyễn Thị Hoa - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình Công ty luật TNHH Everest - trả lời:
Theo thông tin anh (chị) cung cấp, bố mẹ anh (chị) đã được tòa án giải quyết cho ly hôn và trong quyết định cho ly hôn có công nhận về việc tài sản chung tự thỏa thuận. Thỏa thuận này được ghi nhận tại biên bản trong trong quá trình hòa giải tại tòa. Như vậy, tòa án đã công nhận sự tự thỏa thuận của bố mẹ anh (chị) trong quyết định ly hôn.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004 thì quyết định công nhận sự thoả thuận của các đương sự sẽ có hiệu lực pháp luật ngay sau khi được ban hành và không bị kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
Trong trường hợp này, bố anh (chị) đã lập gia đình mới và sống trên mảnh đất là tài sản chung khi ra đi mẹ anh (chị) không mang theo gì ngoài khoản nợ của bố anh (chị) đã vay bà là 400 triệu( có xác nhận) và 170 triệu mẹ anh (chị) đứng tên. Hai người chưa chia tài sản thì mẹ anh (chị) có thể yêu cầu bố anh (chị) chia tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân và hòan trả số nợ dựa trên nguyên tắc theo quy định của pháp luật tạiĐiều 59. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn như sau:
"1. Việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết".
Trong trường hợp này, khi người bố anh (chị) không thực hiện thỏa thuận trước đó và mẹ anh (chị) có mong muốn chia lại tài sản chung đó thì mẹ anh (chị) có yêu cầu tòa án hủy bỏ thỏa thuận đó và yêu cầu chia tài sản chung của hai vợ chồng sau khi ly hôn và đòi khoản nợ bố anh (chị) còn nợ.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận