-->

Tư vấn về tội cố ý gây thương tích cho người khác

Tôi đang có một số vướng mắc về trách nhiệm khi có hành vi gây thương tích cho người khác, cụ thể như sau

Hỏi: Cho em hỏi ở thôn em có vụ việc như sau: hai nhà anh A và nhà anh B cùng thôn. nhà anh A muốn sửa điện lên đã ngắt cầu dao của xóm để sửa chữa điện nhà mình và ở đó trông cầu giao điệnn để người nhà ở nhà sửa chữa. Nhà anh B có bất hòa với nhà anh A lên đi tới đó anh B vào đòi bật cầu giao điện lên. Anh A không cho bật vì có người nhà đang sửa điện. Anh B cứ bật đi bật lại nhiều lần làm người nhà anh A bị điện giậṭt. Anh A và anh B sảy ra xô sát anh A có đánh anh B gây ra thương tíchh ở đầu rách 5 cm và cũng đã xuống viện thăm. Vậy cho em hỏi việc anh B làm là dúng hay sai. Anh A có phải bồi thường không và mức độ xử phạt anh A thế nào? (Thu Yên - Hà Giang)

 >>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Ngô Đức Cường - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Thứ nhất, về việc anh B bật cầu giao điện khiến người nhà anh A bị điện giật.

Bạn không để cập đến việc người nhà anh A bị điện giật ở mức độ nào_tức là mức độ thương tích. Có thể thấy anh B hoàn toàn nhận thức được việc liên tục bật cầu giao điện sẽ gây nguy hiểm cho những người đang sửa điện và nếu hành vi này của anh B là nguyên nhân khiến người nhà anh A bị điện giật thì anh B có trách nhiệm phải bồi thường thiệt hại cho nhà A. Mức bồi thường do 2 bên thỏa thuận dựa vào thiệt hại thực tế xảy ra.

Thứ hai, về việc anh A gây thương tích cho anh B.

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 có quy định như sau:

Điều 104. Tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

A) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;

B) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;…”

Trong trường hợp này, cần xác định tỷ lệ thương tật của anh B. Nếu anh B có tỷ lệ thương tật là 11% trở lên hoặc dưới 11% nhưng gây cố tật nhẹ cho anh B hoặc anh A dùng hung khí nguy hiểm để gây thương tích cho anh B thì anh A có thể sẽ đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích theo quy định tại khoản 1 Điều 104 BLHS.

Lưu ý: Nếu việc anh B bật cầu giao điện dẫn đến việc người nhà anh A bị thương tích (tỷ lệ thương tích như trên) thì anh B có thể sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự với hành vi của mình.

Song, trường hợp phạm tội thuộc khoản 1 Điều 104 BLHS là một trong những tội danh khởi tố theo yêu cầu của người bị hại. Do vậy, nếu đủ yếu tố cấu thành tội danh này (thuộc khoản 1) thì anh A sẽ chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu anh B có yêu cầu khởi tố.

Trong trường hợp không đủ yếu tố cấu thành tội cố ý gây thương tích (anh B chỉ bị thương nhẹ, tỷ lệ thương tật dưới 11% không bị cố tật nhẹ…) thì anh A sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi gây thương tích này. Theo đó, anh A chỉ phải bồi thường thiệt hại cho anh B. Mức bồi thường do 2 bên thỏa thuận dựa trên mức thiệt hại về sức khỏe của anh B.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.