Tranh chấp về đất được hòa giải ở cơ sở trước khi tòa án thụ lý.
Hỏi: Nhà tôi và nhà liền kề là họ hàng được chia đất từ thời cha ông để lại, đã được chính quyền đo đạc ranh giới đất ở nhiều lần nhưng chưa cấp sổ đỏ (ở xã hiện tại vẫn còn nhiều hộ chưa có sổ đỏ).Ranh giới là tường nhà bên cạnh đã xây hết đất, còn nhà tôi chưa làm, nhưng mái nhà bên có chìa sang 10cm từ hồi cha ông có xác nhận là chìa sang đất nhà tôi, nay cha ông người nhà bên đã mất lâu rồi, người cháu dỡ nhà cũ xây nhà mới (không hề báo trước cho gia đình tôi việc dỡ nhà để xây nhà) và đòi xây sang cả 10cm phần mái cũ, tức là sẽ lấn sang nhà tôi 10cm, vậy tôi phải xử lý như thế nào ạ? Phần đất trống (sân, cổng) giữa 2 nhà trước kia là hàng rào sau đó nhà bên xây tường lên, và nhà tôi có dựng mái trên tường đó (mái bê tông để che chắn bên sân dưới), sau này nhà bên nhận đó là tường trên đất nhà họ và muốn phá dỡ để lấy đất, tôi không có ý đòi lại đất này nhưng việc họ phá dỡ sẽ ảnh hưởng lớn tới phần mái bê tông đang có của nhà tôi và tôi chưa có thời gian để gia cố lại, vậy việc này có hợp lý theo phát luật? (Hồng Linh - Hà Nội)
Luật gia Bùi Ánh Vân - Tổ tư vấn pháp luật bất động sản của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Điều 12 Luật đất đai 2013 quy định những hành vi bị nghiêm cấm:"1. Lấn chiếm, hủy hoại đất đai.2. Vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được công bố."
Như vậy, hành vi của gia đình hàng xómxâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp về đất đai của gia đình bạn. Do đó, bạn có thê thỏa thuận với hàng xóm về mức chi phí bồi thường trong trường hợp này. Nếu không thể thỏa thuận về mức giá bồi thường thì có thể lấy mức giá đất tại thời điểm đó củaỦy ban nhân dân cấp tỉnh làm căn cứ tính giá bồi thường.
Nếu không thỏa thuận được, hai bên có thể gửi đơn lên Ủy ban nhân dân cấp xã để hòa giải theo quy định tại Điều 202 Luật đất đai 2013 (Hòa giải tranh chấp đất đai):"1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại Ủy ban nhân cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của Ủy ban nhân dân cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất tranh chấp.5. Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì Ủy ban nhân dân cấp xã gửi biên bản hòa giải đến Phòng Tài nguyên và Môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác."
Phòng Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài nguyên và Môi trường trình Ủy ban nhân dân cùng cấp quyết định công nhận việc thay đổi ranh giới thửa đất và cấp mới Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
Nếu hòa giải không thành, tranh chấp được giải quyết tại Tòa án thì Tòa án sẽ căn cứ thực trạng sử dụng đất, mục đích sử dụng đất của hai bên để đưa ra quyết định.
Người hàng xómcó thể sẽ không bị buộc phải phádỡ nhà để trao trả đất cho nhà bạnnếu không thuộc một trong các trường hợp phải phá dỡ nhà theo Điều 92 Luật Nhà ở 2014:"1. Nhà ở bị hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ, không bảo đảm an toàn cho người sử dụng đã có kết luận kiểm định chất lượng của cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh nơi có nhà ở hoặc trong tình trạng khẩn cấp, phòng chống thiên tai.2. Nhà ở thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 110 của Luật này.3. Nhà ở thuộc diện phải giải tỏa để thu hồi đất theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.4. Nhà ở xây dựng trong khu vực cấm xây dựng hoặc xây dựng trên đất không phải là đất ở theo quy hoạch đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.5. Nhà ở thuộc diện phải phá dỡ theo quy định của pháp luật về xây dựng."
Tuy nhiên gia đình hàng xóm củabạn phải bồi thường phần diện tích bị lấn chiếm theo quyếtđịnh của Tòa án.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật bất động sản mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận