-->

Tư vấn về hậu quả pháp lý khi vắng mặt không lý do tại buổi hòa giải đơn phương ly hôn?

đơn phương ly hôn

Hỏi: Em làm đơn xin đơn phương ly hôn với vợ em và hiện nay được Toà án yêu cầu ra hoà giải lần hai. Nhưng do không có điều kiện trở về mà lại không có đơn xin vắng mặt tại Toà. Xin hỏi Toà sẽ xử lý ra sao trong trường hợp này? (Nguyễn Nhung - Thái Nguyên)

 Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Trần Bảo Ngọc - Tổ tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Liên quan tới vấn đề anh (chị) hỏi, chúng tôi xin trích dẫn một số quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 như sau:

- Những vụ án dân sự không tiến hành hòa giải được: "1. Bị đơn đã được Tòa án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.2. Đương sự không thể tham gia hòa giải được vì có lý do chính đáng.3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự" (Điều 182).

- Thông báo về phiên hòa giải: "Trước khi tiến hành phiên hòa giải, Tòa án phải thông báo cho các đương sự, người đại diện hợp pháp của đương sự biết về thời gian, địa điểm tiến hành phiên hòa giải, nội dung các vấn đề cần hòa giải" (Điều 183).

- Thành phần phiên hòa giải: "1. Thẩm phán chủ trì phiên hòa giải.2. Thư ký Tòa án ghi biên bản hòa giải.3. Các đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của các đương sự.Trong vụ án có nhiều đương sự, mà có đương sự vắng mặt, nhưng các đương sự có mặt vẫn đồng ý tiến hành hòa giải và việc hòa giải đó không ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của đương sự vắng mặt thì Thẩm phán tiến hành hòa giải giữa các đương sự có mặt; nếu các đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.4. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán có thể yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức có liên quan tham gia phiên hòa giải.5. Người phiên dịch, nếu đương sự không biết tiếng Việt" (Điều 184).

Như vậy theo khoản 3 Điều 184 Bộ luật Tố tụng Dân sư thì anh và vợ anh (hoặc người đại diện hợp pháp)bắt buộc phải có mặt tại phiên hòa giải. Tuy nhiên trên thực tế anh không thể có mặt tại phiên hòa giải, cũng không ùy quyền cho người khác tham gia hòa giải. Anhkhông có đơn xin vắng mặt tại phiên hòa giải tức là không có căn cứ cho rằng anh vắng mặt vì lý do chính đáng. Cácđường sự có mặtđồngý tiến hành hòa giải và việc hòa giải này khôngảnh hưởngđến quyền, nghĩa vụ của anh thì Thẩm phán vẫn tiến hành hòa giải giữa nhữngđương sự có mặt. Nếucác đương sự đề nghị hoãn phiên hòa giải để có mặt tất cả các đương sự trong vụ án thì Thẩm phán phải hoãn phiên hòa giải. Thẩm phán thông báo việc hoãn phiên hòa giải và việc mở lại phiên hòa giải cho đương sự biết.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và Gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.