Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục giải quyết ly hôn đơn phương tại Tòa án.
Hỏi: Tòa án đã gọi mình lên để giải quyết ly hôn đơn phương. Vậy tòa có thể hỏi những câu gì trong quá trình hòa giải. Nếu như 3 lần hòa giải không thành thì sau đó tòa sẽ làm bước gì tiếp theo nữa? Nếu 3 lần chồng mình không lên thì sau bao lâu Tòa ra quyết định ly hôn? (Mỹ Hoài - Nam Định)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Hiện nay, pháp luật không quy định cụ thể thẩm phán sẽ hỏi những câu hỏi gì trong quá trình hòa giải. Việc hỏi như thế nào là phụ thuộc vào từng vụ việc cụ thể.Tuy nhiên, khi hòa giải, thẩm phán sẽ hỏi những câuhỏi nhằm làm rõ tình trạng đời sống hôn nhân của hai vợ chồng bạn, để xác định xemhôn nhân có thực sự lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
Điều 185 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định nội dung hoà giải như sau: "Khi tiến hành hoà giải, Thẩm phán phổ biến cho các đương sự biết các quy định của pháp luật có liên quan đến việc giải quyết vụ án để các bên liên hệ đến quyền, nghĩa vụ của mình, phân tích hậu quả pháp lý của việc hoà giải thành để họ tự nguyện thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án".
Trường hợphòa giải 3 lần không thành cũng như trường hợp chồng bạn vắng mặt balần thì Điều 182 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định như sau:
"1. Bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt.2. Đương sự không thể tham gia hoà giải được vì có lý do chính đáng.3. Đương sự là vợ hoặc chồng trong vụ án ly hôn là người mất năng lực hành vi dân sự".
Trong trường hợp bị đơn đã được Toà án triệu tập hợp lệ đến lần thứ hai mà vẫn cố tình vắng mặt, thì Toà án lập biên bản về việc không tiến hành hoà giải được do bị đơn vắng mặt và ra quyết định đưa vụ án ra xét xử theo thủ tục chung. Trong trường hợp tại phiên toà bị đơn có yêu cầu Toà án hoãn phiên toà để tiến hành hoà giải, thì Toà án không chấp nhận, nhưng cần tạo điều kiện cho các bên thoả thuận với nhau về việc giải quyết vụ án (Điều 16 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP).
Về thời hạn xét xử: tùy vào tính chất vụ việc ly hôn thì thời gian giải quyết có thể dài hơn hoặc ngắn hơn thời gian là 4 tháng theo quy định củaBộ luật tố tụng dân sự 2004:
"Thời hạn chuẩn bị xét xử các loại vụ án được quy định như sau: a) Đối với các vụ án quy định tại Điều 25 và Điều 27 của Bộ luật này, thời hạn là bốn tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án; b) Đối với các vụ án quy định tại Điều 29 và Điều 31 của Bộ luật này, thời hạn là hai tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại khách quan thì Chánh án Toà án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử, nhưng không quá hai tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm a và một tháng đối với vụ án thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này".
Do đó, thời gian giải quyết vụ việc ly hôn của chị sẽ được tính từ ngày tòa thụ lý vụ việc. Sau khi tòa án lập biên bảnvề việc hòa giải không thành, thời hạn còn lại để ra quyết định ly hôn sẽ là 4-6 thángtrừ đi khoảng thời gian mà tòa đã tiến hành hòa giải. Tòa sẽ thực hiện việc xét xử theo thời hạn mà pháp luật đã quy định.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận