-->

Tư vấn về hành vi lấn tuyến đường của cảnh sát giao thông để bắt xe

Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về việc sử dụng làn đường.

Hỏi: Em thấy đội CSGT đậu xe ô tô trên làn đường dành cho xe máy và bắt lấn tuyến đối với người điều khiển xe máy đang tham gia giao thông trêntuyến đường cao tốc thăng long nội bài hà nội. Cho e xin hỏi là khi người và ô tô của đội CSGT đứng ở đó thì người tham gia giao thông sẽ phải lấn tuyến để tránh CSGT và xe ô tô phía trước, thì có bị bắt lỗi hay không? Và CSGT đậu xe như nói trên có đúng quy định hay không?(Thanh Hà - Nam Định)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Thị Hồng Sơn - Tổ tư vấn pháp luật Giao thông của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Khoản 1, theo Điều 13 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 về việc sử dụng làn đường thì:

"1.Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

Nơi cho phép ở đây tạm hiểu là khi vượt xe chúng ta không cán lên 3 loại vạch cấm đè mình vừa nêu ở trên. Tức là ở những đoạn phân làn bằng nét đứt chúng ta hoàn toàn có thể lấn tuyến sang trái khi cần vượt".

Trong phụ lục H có quy định 3 loại vạch kẻ đường chúng ta không được đè lên:

"1. Một vạch liền rộng 10cm phân chia 2 dòng phương tiện đi ngược chiều nhau

2. Hai vạch liền phân chia 2 dòng phương tiện giao thông đi ngược chiều nhau trên những đường có từ 4 làn xe trở lên

3. Vạch kép (một vạch liền, một vạch đứt quãng) để phân chia dòng phương tiện 2 hướng ngược chiều nhau trên các đường có 2 hoặc 3 làn xe chạy".

Những trường hợp được phép lấn tuyến và vượt xe bên trái mà không cần phải dừng lại như sau: khi xe phía trước đang dừng/đậu chiếm gần hết làn đường, khi xe phía trước chạy quá chậm so với tốc độ cho phép, và một số tình huống nguy hiểm khác cần xử lý bằng cách lấn tuyến (phanh khẩn cấp, né chướng ngại vật bất ngờ,...)

Tuy nhiên khi muốn vượt, chúng ta cần phải nắm những nguyên tắc trongĐiều 14 Luật Giao thông đường bộ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2008.

Điều 14 Luật giao thông đường bộ năm 2008 quy định về Vượt xe như sau:

"1. Xe xin vượt phải có báo hiệu bằng đèn hoặc còi; trong đô thị và khu đông dân cư từ 22 giờ đến 5 giờ chỉ được báo hiệu xin vượt bằng đèn.

2. Xe xin vượt chỉ được vượt khi không có chướng ngại vật phía trước, không có xe chạy ngược chiều trong đoạn đường định vượt, xe chạy trước không có tín hiệu vượt xe khác và đã tránh về bên phải.

3. Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.

4. Khi vượt, các xe phải vượt về bên trái, trừ các trường hợp sau đây thì được phép vượt bên phải:

a) Khi xe phía trước có tín hiệu rẽ trái hoặc đang rẽ trái;

b) Khi xe điện đang chạy giữa đường;

c) Khi xe chuyên dùng đang làm việc trên đường mà không thể vượt bên trái được.

5. Không được vượt xe khi có một trong các trường hợp sau đây:

a) Không bảo đảm các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Trên cầu hẹp có một làn xe;

c) Đường vòng, đầu dốc và các vị trí có tầm nhìn hạn chế;

d) Nơi đường giao nhau, đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt;

đ) Khi điều kiện thời tiết hoặc đường không bảo đảm an toàn cho việc vượt;

e) Xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ".

Theo khoản 3 và khoản 4Điều 18 Dừng xe, đỗ xe trên đường bộ

"3. Người điều khiển phương tiện khi dừng xe, đỗ xe trên đường bộ phải thực hiện quy định sau đây:

a) Có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

b) Cho xe dừng, đỗ ở nơi có lề đường rộng hoặc khu đất ở bên ngoài phần đường xe chạy; trường hợp lề đường hẹp hoặc không có lề đường thì phải cho xe dừng, đỗ sát mép đường phía bên phải theo chiều đi của mình;

c) Trường hợp trên đường đã xây dựng nơi dừng xe, đỗ xe hoặc quy định các điểm dừng xe, đỗ xe thì phải dừng, đỗ xe tại các vị trí đó;

d) Sau khi đỗ xe, chỉ được rời khỏi xe khi đã thực hiện các biện pháp an toàn; nếu xe đỗ chiếm một phần đường xe chạy phải đặt ngay biển báo hiệu nguy hiểm ở phía trước và phía sau xe để người điều khiển phương tiện khác biết;

đ) Không mở cửa xe, để cửa xe mở hoặc bước xuống xe khi chưa bảo đảm điều kiện an toàn;

e) Khi dừng xe, không được tắt máy và không được rời khỏi vị trí lái;

g) Xe đỗ trên đoạn đường dốc phải được chèn bánh.

4. Người điều khiển phương tiện không được dừng xe, đỗ xe tại các vị trí sau đây:

a) Bên trái đường một chiều;

b) Trên các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che khuất;

c) Trên cầu, gầm cầu vượt;

d) Song song với một xe khác đang dừng, đỗ;

đ) Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;

e) Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 5 mét tính từ mép đường giao nhau;

g) Nơi dừng của xe buýt;

h) Trước cổng và trong phạm vi 5 mét hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức;

i) Tại nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe;

k) Trong phạm vi an toàn của đường sắt;

l) Che khuất biển báo hiệu đường bộ".

Như vậy bạn hãy căn cứ theo khoản 3 và khoản 4 ở trên để xác định xem việc cảnh sát giao thông ừng bắt xe theo đúng quy định của pháp luật chưa

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật giao thông mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.