-->

Tư vấn về giải quyết hành vi xô xát dẫn đến thương tích

Điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác.

Hỏi:Ông A có cãi nhau với cô B hàng xóm, hai bên cãi nhau lời qua tiếng lại khoảng 20 phút, hai bên hoàn toàn không có xô xát. Sau đó ngày 07/04 cô B làm đơn tố cáo ông A về tội cố ý gây thương tích, có kèm theo giấy giám định thương tích (phòng khám tư nhân). Đề nghị luật sư tư vấn cho em cách giải quyết trường hợp trên? (Thu Hoài - Bình Định)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Hoa - Tổ tư vấn pháp luật hình sự Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Căn cứ điều 104 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác:

"1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc dùng thủ đoạn gây nguy hại cho nhiều người;b) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;c) Phạm tội nhiều lần đối với cùng một người hoặc đối với nhiều người;d) Đối với trẻ em, phụ nữ đang có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;đ) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;e) Có tổ chức;g) Trong thời gian đang bị tạm giữ, tạm giam hoặc đang bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;h) Thuê gây thương tích hoặc gây thương tích thuê;i) Có tính chất côn đồ hoặc tái phạm nguy hiểm;k) Để cản trở người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 31% đến 60% hoặc từ 11% đến 30%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.3. Phạm tội gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 61% trở lên hoặc dẫn đến chết người hoặc từ 31% đến 60%, nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm từ điểm a đến điểm k khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ năm năm đến mười lăm năm.4. Phạm tội dẫn đến chết nhiều người hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân".

Như vậy, nếu người nào có đầy đủ các hành vi cấu thành tội phạm về tội cố ý gây thương tích được quy định tại điều 104 BLHS năm 1999 thì tùy theo mức độ tỷ lệ thương tật khác nhau khung hình phạt sẽ khác nhau.

Căn cứ theo Điều 105 BLHS quy định về Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại:

"1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ."

Như vậy, nếu Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ thương tật từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 điều 104 BLHS 1999 thì những người này chỉ bị khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại. Trong trường hợp người yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án được đình chỉ. Về mức độ tỷ lệ thương tật, căn cứ Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự quy định vềtrưng cầu giám định:

"1. Khi có những vấn đề cần được xác định theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc khi xét thấy cần thiết thì cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định.2. Quyết định trưng cầu giám định phải nêu rõ yêu cầu giám định vấn đề gì; họ tên người được trưng cầu giám định hoặc tên cơ quan tiến hành giám định; ghi rõ quyền và nghĩa vụ của người giám định quy định tại Điều 60 của Bộ luật này.3. Bắt buộc phải trưng cầu giám định khi cần xác định:a) Nguyên nhân chết người, tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khoẻ hoặc khả năng lao động;b) Tình trạng tâm thần của bị can, bị cáo trong trường hợp có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ;c) Tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc người bị hại trong trường hợp có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức và khai báo đúng đắn đối với những tình tiết của vụ án;d) Tuổi của bị can, bị cáo, người bị hại, nếu việc đó có ý nghĩa đối với vụ án và không có tài liệu khẳng định tuổi của họ hoặc có sự nghi ngờ về tính xác thực của những tài liệu đó;đ) Chất độc, chất ma tuý, chất phóng xạ, tiền giả."

Điều 156. Việc tiến hành giám định

"1. Việc giám định có thể tiến hành tại cơ quan giám định hoặc tại nơi tiến hành điều tra vụ án ngay sau khi có quyết định trưng cầu giám định..."

Như vậy, việc xác định tỷ lệ thương tật thuộc trường hợp bắt buộc phải trưng cầu giám định, theo đó việc giám định có thể được tiến hành tại cơ quan giám định hoặc nơi tiến hành điều tra vụ án. Do đó, việc cô B tố cáo A với cơ quan điều tra về tội cố ý gây thương tích kèm theo giấy giám định tỷ lệ thương tật do phòng khám tư nhân cấp thì giấy giám định tỷ lệ thương tật này không có giá trị pháp lý đối với vụ án.

Kết luận: Từ những phân tích trên cho thấy, tỷ lệ thương tật trong yếu tố khách quan cấu thành tội cố ý gây thương tích quy định tại điều 104 BLHS được cơ quan tiến hành tố tụng ra quyết định trưng cầu giám định, việc tiến hành giám định được tiến hành tại cơ quan giám định. Vì vậy, nếu A không gây ra thương tích cho B thì trong kết quả giám định sẽ không có thương tật, từ đó cũng sẽ không có đủ yếu tố cấu thành tội phạm cố ý gây thương tích và A sẽ không phải chịu trách nhiệm hình sự.

Mặt khác, A có thể khởi kiện ngược lại B về tội vu khống được quy định tại điều 122 BLHS vềTội vu khống:

"1. Người nào bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác hoặc bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến bảy năm:a) Có tổ chức;b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;c) Đối với nhiều người;d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình;đ) Đối với người thi hành công vụ;e) Vu khống người khác phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một triệu đồng đến mười triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm."

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.