-->

Tư vấn về di chúc và việc phân chia di sản thừa kế ?

Trường hợp người chết không để lại di chúc, di sản thừa kế được chia theo pháp luật

Hỏi: Bố tôi đã chết năm 2003. Mẹ tôi hiện còn sống. Chị dâu cả đã ở vậy nuôi con và đang quản lý, sử dụng tài sản thuộc cơ sở (1).Người con trai thứ hai được quyền quản lý và sử dụng tài sản thuộc cơ sở (2) bị nghiện ma túy từ năm 1998. Hiên nay đang thực hiện cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm lao đông xã hội của Bộ LĐTB-XH đóng trên địa bàn tỉnh. Và đương nhiên trách nhiệm chăm sóc mẹ và bà cùng việc thờ cúng tổ tiên đã không được thực hiện từ nhiều năm nay. Tôi muốn hỏi:

1. Mẹ tôi có được quyền bán tài sản thuộc hai cơ sở trên không. Nếu được bán thì cơ sở nào được quyền bán?

2. Để bán những tài sản trên mẹ tôi cần làm những thủ tục gì cho đúng quy định của luật pháp và tránh bất hòa trong gia đình? (Thu Hương - Yên Bái)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Do bố bạn chết năm 2003 và không để lại di chúc và từ lúc chết đến nay vẫn chưa thực hiệnviệc chia thừa kế theo pháp luật. Nên đầu tiên để có thể xác định mẹ bạn có quyền được bán số tài sản thuộc 2 cơ sở trên không cần phải thực hiện việc chia di sản thừa kế để xác định phần tài sản của mỗi người trong gia đình bạn cũng như của mẹ bạn từ đó mới có thể xác đinh chsinh xác được.

Tuy nhiện, kể từ thời điểm bố bạn chết đến nay đã là 12 năm tức là vươt quá 2 năm so với quy định của pháp luật về thừa kế là 10 năm :

Theo quy định tại Điều 645 BLDS 2005 quy định về thời hiệu khởi kiện về thừa kế như sau: “Thời hiệu khởi kiện để người thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác là mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế. Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là ba năm, kể từ thời điểm mở thừa kế”.

Như vậy, sau thời hạn 10 năm kể từ thời điểm mở thừa kế (thời điểm người để lại di sản chết), người thừa kế không còn quyền khởi kiện thừa kế yêu cầu chia di sản, xác nhận quyền thừa kế của mình hoặc bác bỏ quyền thừa kế của người khác; và sau thời hạn là 3 năm, cá nhân, tổ chức không còn quyền khởi kiện yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại.

Nhưng ở trường hượp này đã vượt quá thời hiệu 10 năm để có thể yêu cầu chia di sản.Tuy nhiên, để giải quyết những vướng mắc về thời hiệu khởi kiện về thừa kế, Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã ban hành Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 và hướng dẫn như sau:

- Trường hợp trong thời hạn mười năm, kể từ thời điểm mở thừa kế mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về quyền thừa kế và có văn bản cùng xác nhận là đồng thừa kế hoặc sau khi kết thúc thời hạn mười năm mà các đồng thừa kế không có tranh chấp về hàng thừa kế và đều thừa nhận di sản do người chết để lại chưa chia thì di sản đó chuyển thành tài sản chung của các thừa kế. Khi có tranh chấp và yêu cầu Toà án giải quyết thì không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế, mà áp dụng các quy định của pháp luật về chia tài sản chung để giải quyết và cần phân biệt như sau:

+ Trường hợp không có di chúc và các đồng thừa kế không có thoả thuận về phần mỗi người được hưởng khi có nhu cầu chia tài sản, thì việc chia tài sản chung đó được thực hiện theo quy định của pháp luật về chia tài sản chung

Sau khi đã tiến hành chia di sản thừa kế và xác định được phần tài sản của mỗi người thì sẽ tiến hành xác định xem mẹ bạn có quyền bán 2 cơ sở trên không. Bạn nên lưu ý đến quy định về hàng thừa kế theo pháp luật dân sự quy định tại

Điều 676 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về người thừa kế theo pháp luật:

"1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản".

Ở đây, chị dâu của bạn đã ở vậy nuôi con (tức là anh bạn đã chết)nhưng không rõ là từ bao giờ trước hay sau khi bố bạn chết(9/2003) nên bạn sẽ cần quan tâm tới thời điểm anh bạn chết, nếu như chết trước thời điểm bố bạn chết sẽ không được hưởng thừa kế theo điểm c khoản 1 Điều 675 BLDS 2005:

Ðiều 675Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về những trường hợp thừa kế theo pháp luật:

"1. Thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

a) Không có di chúc;

b) Di chúc không hợp pháp;

c) Những người thừa kế theo di chúc đều chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn vào thời điểm mở thừa kế;

d) Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối quyền nhận di sản".

Việc em bạn đã đi cai nghiện và không thể thực hiện việc chăm sóc cũng như nhang khói cho bố bạn. Do em bạn đã bị đi cai nghiện nên đã coi như người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự theo

Ðiều 23Bộ luật dân sự năm 2005 quy định vềhạn chế năng lực hành vi dân sự:

"1. Người nghiện ma tuý, nghiện các chất kích thích khác dẫn đến phá tán tài sản của gia đình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án có thể ra quyết định tuyên bố là người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
2. Người đại diện theo pháp luật của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự và phạm vi đại diện do Toà án quyết định. Giao dịch dân sự liên quan đến tài sản của người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật, trừ giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.
3. Khi không còn căn cứ tuyên bố một người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan, cơ quan, tổ chức hữu quan, Toà án ra quyết định huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự".

Do em bạn bị hạn chế năng lực hành vi dân sự nên Tòa án sẽ chỉ định người đại diện theo pháp luật cho em bạn để quản lý phần gia sản mà em bạn đươc chia. Nếu như mẹ bạn được Tòa án chỉ định là người đại diện theo pháp luật của em bạn thì bà sẽ được thực hiện quyền quản lý đối với cơ sở 2 nhưng nếu như mẹ bạn muốn bán cơ sở 2 thisẽ phải được sự đồng ý của em bạn.

Tóm lại, việc quan trọng đầu tiên gia đình bạn cần phải thực hiện việc chia di sản thừa kế để xác định phần tài sản của mỗi người sau đó mới tiến hành xác định xem mẹ bạn có quyền bán 2 cơ sở đó không. Và để mẹ bạn có thể bán được 2 cơ sở trên một cách hợp pháp và không xảy ra bất hòa ngay cảtrong trường hợp mẹ bạn không phải là chủ sởhữu và được thừa kế 2 cơ sở trên thì mẹ bạn cần phải có sự đồng ý của những người được thùa kế 2 cơ sở đó và có giấy đồng ý hay ủy quyền hợp pháp theo quy định của pháp luật và phải có công chứng, chứng thực đầy đủ

Khuyến nghị:

  1. Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
  2. Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.