Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật
Hỏi: Hiện nay tôi mới vừa bán nhà và đang chuẩn bị mua nhà mới, vợ chồng tôi có tổng cộng 3 đứa con trai. Cho tôi hỏi tôi muốn để căn nhà mới này cho con trai út và vợ tôi đứng tên trên GCNQSDĐ nhưng tôi muốn căn nhà này cho tổng cộng 3 đứa con thì tôi phải làm như thế nào?Tôi muốn rằng nếu sau này vợ chồng tôi có qua đời thì căn nhà mới này thuộc quyền sở hữu của 3 đứa con tôi mà không có ai tranh chấp. (Thanh Tuyền - Hải Dương)
Luật gia Nguyễn Thành Đạt - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Về việc định đoạt tài sản sau khi chết:
Căn cứ quyđịnh tạiĐiều 631 Bộ luật dân sự năm 2005 thì:
"Cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật".
Căn cứ quyđịnh tạiĐiều 648 Bộ luật dân sự về quyền của người lập di chúc thì:
"Người lập di chúc có các quyền sau đây:
1. Chỉ định người thừa kế; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế;
2. Phân định phần di sản cho từng người thừa kế;
3. Dành một phần tài sản trong khối di sản để di tặng, thờ cúng;
4. Giao nghĩa vụ cho người thừa kế;
5. Chỉ định người giữ di chúc, người quản lý di sản, người phân chia di sản".
Như vậy,Để định đoạt tài sản sau khi chết theo ý muốn vợ chồng bạn cần lập di chúc chung của vợ chồng theo quy định tại Điều 663 và Điều 664 Bộ luật hình sự như sau:
- "Vợ, chồng có thể lập di chúc chung để định đoạt tài sản chung". (Điều 663)
- "1. Vợ, chồng có thể sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung bất cứ lúc nào.
2. Khi vợ hoặc chồng muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, huỷ bỏ di chúc chung thì phải được sự đồng ý của người kia; nếu một người đã chết thì người kia chỉ có thể sửa đổi, bổ sung di chúc liên quan đến phần tài sản của mình". (Điều 664)
Theo đó, Việc lập di chúc được thực hiện như sau:
Về Hình thức:
Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có người làm chứng;
- Di chúc bằng văn bản có công chứng;
- Di chúc bằng văn bản có chứng thực.
Di chúc có thể dobạn tự viết hoặc nhờ người đánh máy. Di chúc không cần phải theo mẫu nhưng cần nêu rõ các nội dung:
- Ngày, tháng, năm lập di chúc;
- Họ, tên và nơi cư trú của mẹ bạn;
- Họ, tên người được hưởng di sản;
- Di sản để lại và nơi có di sản;
Di chúc được coi là hợp pháp khi: Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Tại thời điểm mở thừa kế( khi ngưuòi sau cùng chết hoặc thời điểm vợ, chồng cùng chết),di chúc đó sẽ có hiệu lực pháp luật.
Về yêu cầu cho 3 con quyền sở hữu nhà:
Để cả 3 con có quyền sở hữu ngôi nhà thì sau khi di chúc có hiệu lực, các đồng thừa kế sẽ làm văn bản khai nhận di sản thừa kế áp dụngquyđịnh tại khoản 3,Điều 4 Thông tư số 17/2009/TT-BTNMT ngày21 tháng 10 năm 2009 thì:
"Trường hợp thửa đất có nhiều tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất (trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này) thì Giấy chứng nhận được cấp cho từng tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sau khi đã xác định được quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của từng người".
Trên mỗi Giấy chứng nhận ghi thông tin của người được cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này; dòng tiếp theo ghi “Cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc ghi “Cùng sử dụng đất với người khác” đối với trường hợp cùng sử dụng đất hoặc ghi “Cùng sở hữu tài sản với người khác” đối với trường hợp cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất.
Trường hợp người được cấp Giấy chứng nhận là chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất thì tiếp theo ghi “Sở hữu tài sản trên thửa đất ... (ghi hình thức thuê, mượn, nhận góp vốn) của ... (ghi tên của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cho thuê, mượn, nhận góp vốn)”.
Trường hợp các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân cùng sử dụng đất, cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất có thỏa thuận bằng văn bản về việc cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật) thì ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện cho nhóm người cùng sử dụng đất (hoặc cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất hoặc cùng sử dụng đất và cùng sở hữu tài sản gắn liền với đất) theo … (ghi tên văn bản và ngày tháng năm ký văn bản thỏa thuận cử đại diện)”.
Trường hợp nhiều người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất mà khi cấp Giấy chứng nhận chưa phân chia thừa kế cho từng người thì cấp một Giấy chứng nhận cho người đại diện đối với toàn bộ diện tích đất, tài sản gắn liền với đất để thừa kế. Việc cử người đại diện ghi tên vào Giấy chứng nhận phải bằng văn bản thỏa thuận của những người được thừa kế đã xác định (có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật). Trên Giấy chứng nhận ghi thông tin của người đại diện theo quy định tại khoản 1 Điều này, dòng tiếp theo ghi “Là người đại diện của những người được thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất”.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận