-->

Tư vấn về cách thức giành quyền nuôi con khi ly hôn

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về cách thức giành quyền nuôi con khi ly hôn.

Hỏi: Tôi lấy chồng được 9 năm và đã có hai con, 1 trai 8 tuổi, 1 gái 5 tuổi. Tuy lấy nhau được 9 năm nhưng thời gian hạnh phúc với nhau vô cùng hiếm hoi. Tôi và chồng tôi không hợp nhau trong tính cách và cuộc sống hàng ngày, nhưng do anh ấy là bộ đội nên thời gian mẫu thuẫn cứ dai dẳng, kéo dài.Tôi rất thương các con vì từ nhỏ tới lớn một mình tay tôi chăm sóc chúng, chồng tôi chỉ là người góp thêm tiền vào cho tôi nuôi chúng được đầy đủ hơn và đặc biệt là chỉ với số tiền đủ tiêu cho chúng ăn - học. Nay tôi muốn hỏi luật sư và tư vẫn cho tôi có cách hoặc theo quy định nào mà tôi có thể được quyền là người trực tiếp nuôi cả hai con không? (Phương Linh - Hà Nội)

>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Ly hôn là phương án lựa chọn cuối cùng khi những mâu thuẫn giữa vợ chồng trở nên trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt được. Nếu mâu thuẫn chưa đến mức nghiêm trọng thì bạn nên cố gắngdung hòa cuộc sống vàcân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định của mình.

Nếu buộc phải lựa chọn phương án ly hôn thìLuật Minh Gia sẽ tư vấn cho quý khách hàng về quyền nuôi con như sau:Theo Điều 81 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn như sau:“1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.

Như vậy, Pháp luật quy định vợ, chồng bình đẳng trong việc giành quyền nuôi con. Khi ly hôn hai vợ chồng có quyền thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi con căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con. Xác định dựa trên các căn cứ sau.Yếu tố vật chất: bao gồm khả năng kinh tế, điều kiện chỗ ở, sinh hoạt… của cha, mẹ.Yếu tố tinh thần: bao gồm thời gian chăm sóc, đời sống tinh thần mà cha mẹ dành cho con.Nguyện vọng của con (chỉ áp dụng đối với trẻ em từ đủ 7 tuổi trở lên).Ngoài ra, Tòa án có thể căn cứ vào các yếu tố như nghề nghiệp, thời gian quan tâm chăm sóc của cha, mẹ đối với con.

Tòa án sẽ căn cứ vào các yếu tố trên để xác định người trực tiếp nuôi con khi ly hôn. Trường hợp này con trai của bạn đã tám tuổi thì phải xem xét nguyện vọng của con, tòa sẽ hỏi xem con muốn theo bố hay mẹ, nếu con 8 tuổi muốn ở với mẹ thì bạn sẽ được quyền nuôi bé trai. Còn bé gái 5 tuổi để giành được quyền nuôi bé gái thì bạn phải chứng minh trước Tòa án về điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con của bạn tốt hơn chồng bạn:về các khoản thu nhập, thời gian quan tâm, chăm sóc, gần gũi con đảm bảo cho con có cuộc sống đáp ứng được lợi ích tối đa của con cả về vật chất lẫn tinh thần, đảm bảo khả năng phát triển của đứa bé tốt hơn so với chồng bạn, khi chứng minh được những điều đó khả năng bạn được quyền nuôi con cao hơn bởi tòa sẽ căn cứ vào quyền lợi mọi mặt của con để xác định ai là người trực tiếp nuôi con.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.