-->

Tư vấn thủ tục, chi phí giải thể doanh nghiệp?

"Đóng doanh nghiệp"(hay có nghĩa là tiến hành giải thể doanh nghiệp),xvà xin hoạt động lại doanh nghiệp thì biện pháp nào lợi hơn về mặt kinh tế.

Hỏi:Đơn vị tôi thành lập từ 2010 nhưng chưa hoạt động gì cả (không gửi báo cáo thuế, không đóng thuế môn bài, không gửi tờ khai...).Vậy nếu tôi muốn đóng doanh nghiệpnày thì có phải nộp phạt vi phạm hành chính không?Và nếu tiếp tục hoạt động thì tôi vẫn phải nộp vi phạm hành chính hay không? Kèm theo đó là các thủ tục xin hoạt động lại tôi đang cân nhắc giữa chi phí của hai phương án trên, xem cái nào kinh tế hơn? (Hà Hùng - Hà Nam)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198  Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thanh Hương - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:

Trong trường hợp của bạn, doanh nghiệp của bạn được thành lập từ năm 2010 nhưng cho đến nay không hoạt động gì cả, bao gồm cả việc không gửi báo cáo thuế, không đóng phí môn bài, không gửi tờ khai... Việc làm của doanh nghiệp bạn như vậy là vi phạm pháp luật. Cụ thể:

Căn cứ theo Điều 22Luật Quản Lý Thuế số 78/2006/QH11 như sau :

"Điều 22. Thời hạn đăng ký thuế

Đối tượng đăng ký thuế phải đăng ký thuế trong thời hạn mười ngày làm việc, kể từ ngày:

1. Được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư";

Tại Điều 23 - Luật Quản Lý Thuế số 78 quy định :

"Điều 23. Hồ sơ đăng ký thuế

1. Hồ sơ đăng ký thuế đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh bao gồm:

a) Tờ khai đăng ký thuế;

b) Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập và hoạt động hoặc giấy chứng nhận đầu tư".

Như vậy, khi quá thời hạn nộp hồ sơ đăng ký thuế thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt hành chính đối với hành vi khong nộp thuế, nộp chậm thuế.

Tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP thì: "Thời điểm xác định hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; hành vi trốn thuế, gian lận thuế là ngày tiếp theo ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế mà người nộp thuế thực hiện khai thiếu thuế, hành vi trốn thuế, gian lận thuế hoặc ngày tiếp theo ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế".

Về việc xử phạt hành vi không nộp hồ sơkhai thuế & vi phạm nhiều lần

Tại Điều 108 Luật Quản lý thuế 2008 quy định:

"Người nộp thuế có một trong các hành vi trốn thuế, gian lận thuế sau đây thì phải nộp đủ số tiền thuế theo quy định và bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn:

1. Không nộp hồ sơ đăng ký thuế; không nộp hồ sơ khai thuế; nộp hồ sơ khai thuế sau chín mươi ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 32 của Luật này hoặc ngày hết thời hạn gia hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại Điều 33 của Luật này;

2. Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;

3. Không xuất hoá đơn khi bán hàng hoá, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hoá đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hoá, dịch vụ đã bán";

Theo đó, doanh nghiệp của bạn được thành lập từ năm 2010, đến nay đã quá thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Theo quy định của Điều luật trên thì doanh nghiệp của bạn dù tiến hành giải thể hay xin tái hoạt động thì vẫn phải hoàn thành đủ số tiền thuế đã không nộp từ năm 2010 đến nay. Và, tại khoản 6 Điều 11 Nghị định số 129/2013/NĐ-CP thì: "6.Các hành vi trốn thuế, gian lận thuế bị xử phạt quy định tại các Khoản 1,2,3, 4, 5 Điều này còn bị buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là nộp đủ sốtiền thuếtrốn, gian lận vào ngân sách nhà nước là sốtiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước...

Số tiền thuế trốn,là số tiền thuế phải nộp ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật mà người nộp thuế bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và xác định trong biên bản, kết luận kiểm tra, thanh tra".

Như vậy, dù là bạn muốn giải thế doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanhhay tái hoạt động doanh nghiệp thì bạn phải thanh toán đủ số tiền thuế đã trốn, và khoản phạt từ gấp 1 lần hoặc đến gấp 3 lần dựa vào tình tiết giảm nhẹ.

Về câu hỏi của bạn: "Đóng doanh nghiệp"(hay có nghĩa là tiến hành giải thể doanh nghiệp),xvà xin hoạt động lại doanh nghiệp thì biện pháp nào lợi hơn về mặt kinh tế. Về vấn đề này, theo ý kiến cá nhân tôi, doanh nghiệp của bạnđược thành lập từ năm 2010 đến nay, đã hơn 5 năm nhưng không có bất kỳ hoạt động kinh doanh nào, không thu được lợi nhuận. Về vấn đề này bạnnên cân nhắc, nếu cho doanh nghiệp hoạt động trở lại thì liệu doanh thu có cao? Lợi nhuận có thể chi trả được các khoản nợ khác không? Bởi sau khi phải nộp tiền thuế và khoản phạt vi phạm hành chính đã nêu ở trên là một số tiền tương đối lớn, nếu cho doanh nghiệp hoạt động trở lại sẽ phải cộng thêm các khoản khác còn lớn hơn như vấn đề nguồn vốn, nhân lực, thiết bị... Còn nếu như tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp, sau khi thanh toán các khoản nợ trên thì bạnkhông cần phải phát sinh thêm khoản nợ nào khác nữa. Tùy vào trường hợp thực tế cụ thể của bạnđể cân nhắc.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.