Đương sự tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây: Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án
Hỏi: Bố mẹ tôi ở chung với vợ chồng thằng em út nay đã 5 năm. Sau 01 năm về làm dâu Cô dâu út có làm riêng vài chưng hụi (200.000đ/Hụi tuần) và kiếm lời từ hụi thảo để mua sữa cho 02 đứa con. Nay gần 03 tháng chuyện vỡ hụi đã bể ra (con dâu lý giải rằng: có một số người hốt chết rồi không đóng tiếp, từ đó thâm hụt vốn, nên đã vay nặng lãi ở ngoài để có vốn giao hụi cho những người nuôi sống, lãi ngày càng nhiều không trả nỗi từ đó vỡ nợ). Cả nhà không ai biết chuyện vỡ hụi này, khi một ngày có người đến nhà chửi bới, đòi nợ, gia đình mới tá hỏa.Con dâu xuất xứ từ gia đình rất nghèo toàn bộ tài sản là của nhà chồng, nên những con nợ đến chửi mà cứ cố tình chửi xiêng qua mẹ tôi (để mẹ tôi trả thay).Cách nay 02 ngày tòa án nhân dân huyện có thư triệu tập mẹ tôi hẹn ngày 04/11/2015 đến làm việc, nội dung trong thư là: :"Đơn triệu tập về việc tham gia xử lý tranh chấp hợp đồng vay tài sản" không nêu nội dung chi tiết, chứng cứ và người khởi kiện. Mẹ chỉ biết là con dâu có làm hụi, chứ chơi với những ai thì mẹ không biết, và càng không biết chuyện con dâu đã vay, mượn ở ngoài. Đề nghị Luật sư tư vấn, vậy ngày 04/11/2015 mẹ tôi không cần dự theo giấy triệu tập được không, vì nội dung đơn là gì, ai khởi kiện trong đơn triệu tập không nói và cơ sở đâu mà thưa mẹ tôi như vậy? Và mẹ tôi cần có những thủ tục, văn bản, hành động gì đối với đơn khởi kiện này?Người thụ lý vụ án có làm đúng hay không? (Vân Anh - Hòa Bình)
Luật gia Nguyễn Thanh Thu - Tổ tư vấn pháp luật tố tụng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:
Theo quy định tại điểm q, khoản 2 Điều 58 Bộ Luật tố tụng dân sự :
Điều 58. Quyền, nghĩa vụ của đương sự
"2. Khi tham gia tố tụng, đương sự có các quyền, nghĩa vụ sau đây:
q) Phải có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án và chấp hành các quyết định của Tòa án trong thời gian giải quyết vụ án"
Như vậy, về nguyên tắc khi cóĐơn triệu tập về việc tham gia xử lý tranh chấp hợp đồng vay tài sản của Tòa án nhân dân huyện gửi đến mẹ bạn thì mẹ bạn phải đến tham dự. Việc đến tham dự hay không đến tham dự phiên triệu tập đó sẽ không là chứng cứ bắt buộc mẹ bản phải trả khoản nợ trên.
Thêm vào đó, bạn cần xemtrong trường hợp này bạn cần xác định trong đơn triệu tập mẹ bạn đến tham gia xử lý tranh chấp về hợp đồng vay tài sản xác định mẹ bạn đến với tư cách là gì, là bị đơn, hay người có quyền và lợi ích liên quan để có thể có biện pháp thích hợp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp mẹ bạn không thực hiện việc vay nợ này thì bạn không cần phải lo lắng, bởi nếu thực hiện khởi kiện thì bên kiện phải có những chứng cứ, tài liệu, giấy tờ chứng minh mẹ bạn tham gia vào việc vay hụi này. Trường hợp không có chứng cứ thì cũng không thể kết tội mẹ bạn được. Mẹ bạn nên chuẩn những tài liệu, giấy tờ phản biện lại nếu như bên kia thực hiện khởi kiện mẹ bạn với tư cách mẹ bạn là bị đơn trong vụ kiện này.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận