Tư vấn pháp luật về tội sử dụng trái phép tài sản qua tổng đài 19006198

Sử dụng trái phép tài sản là hành vi của một người vì vụ lợi đã khai thác một cách trái phép giá trị sử dụng của tài sản do đang chiếm giữ. Để được tư vấn cụ thể về Tội sử dụng trái phép tài sản, Quý khách vui lòng gọi tới Tổng đài tư vấn pháp luật 19006198.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Thị Yến - Tổ tư vấn pháp luật hình sự của Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Điều 142 Bộ luật Hình sự năm 1999 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về tội sử dụng trái phép tài sản như sau:

"1. Người nào vì vụ lợi mà sử dụng trái phép tài sản của người khác có giá trị từ năm mươi triệu đồng trở lên gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến năm năm:
a) Phạm tội nhiều lần;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Gây hậu quả rất nghiêm trọng;
d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội gây hậu qủa đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ ba năm đến bảy năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm".

Các dấu hiệu cơ bản của tội sử dụng tài sản trái phép, cụ thể như sau:

1. Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm

Đối với tội sử dụng trái phép tài sản, chủ thể của tội phạm cũng tương tự đối với tội xâm phạm sở hữu khác, người phạm tội phải có năng lực chịu trách nhiệm hình sự, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Tuy nhiên, người phạm tội từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này, vì tội này không có trường hợp nào quy định là tội phạm rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng.

2. Các dấu hiệu về khách thể của tội phạm

Khách thể của tội sử dụng trái phép tài sản tuy cũng xâm phạm đến sở hữu nhưng chỉ xâm phạm đến quyền sử dụng tài sản, tất nhiên, muốn sử dụng thì phải chiếm hữu, nhưng không xâm phạm đến quyền định đoạt tài sản, cũng như không xâm phạm quan hệ nhân thân, Nếu sau khi đã chiếm hữu, sử dụng trái phép tài sản, người phạm tội bị đòi lại tài sản mà có hành vi dùng vũ lực, gây chết người hoặc gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe của người khác thì tùy từng trường hợp cụ thể mà người phạm tội còn phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giết người hoặc tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.

3. Các dấu hiệu về mặt khách quan của tội phạm

Hành vi khách quan

Hành vi khách quan duy nhất của tội phạm này là hành vi sử dụng tài sản một cách trái phép, nhưng để khai thác lợi ích tài sản một cách trái phép trước hết người phạm tội phải tìm cách chiếm hữu được tài sản.Việc chiếm hữu tài sản có thể được thực hiện một cách công khai hợp pháp, nhưng cũng có thể được thực hiện một cách lén lút, trái phép.

Trong trường hợp người phạm tội chiếm hữu tài sản một cách công khai, hợp pháp rồi sau đó đã sử dụng trái phép tài sản đã chiếm hữu thì việc xác định tội danh không có gì phức tạp, như lái xe của cơ quan, lợi dụng lúc thủ trưởng cơ quan đang họp sử dụng xe để chở khách thuê lấy tiền. Nhưng nếu tài sản mà người sử dụng trái phép lại là tài sản trước đó họ chiếm hữu trái phép lại là vấn đề khá phức tạp; như thủ quỹ lấy tiền quỹ đem gửi tiết kiệm hoặc cho người khác vay lấy lãu, với ý thức sau đó sẽ trả lại quỹ, trả lại kho. Gặp trường hợp này, nhiều nơi xác định là thủ quỹ phamjt ội tham ô, nhưng thực tế người thủ quỹ này không có ý định chiếm đoạt tài sản mà chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản.

Như vậy, đặc điểm nổi bật của hành vi sử dụng trái phép tài sản là nười phạm tội chỉ có ý định khai thác lợi ích của tài sản chứ không có ý định chiếm đoạt tài sản. Nếu người phạm tội lại có ý định chiếm đoạt thì không nên vội vàng xác định người phạm tội chỉ sử dụng trái phép tài sản.

Hậu quả

Hậu quả của hành vi sử dụng trái phép tài sản là giá trị sử dụng của tài sản bị sử dụng trái phép và những thiệt hại khác do hành vi sử dụng trái phép tài sản đó gây nên Điều luật chỉ quy định giá trị tài sản bị sử dụng mà không quy định hoa lợi của tài sản bị sử dụng trái phép, do đó không cần xác định giá trị sử dụng mà người phạm tội đã khai thác lợi ích của tài sản mà chỉ cần xác định giá trị tài sản bị sử dụng trái phép. Tuy nhiên, do khai thác lợi ích của tài sản bị người sử dụng trái phép cho nên có trường hợp người phạm tội ngoài việc khai thác lợi ích của tài sản đã làm cho giảm giá trị sử dụng của tài sản (hao mòn) hoặc làm cho những tài sản bị thiệt hại (hư hỏng, mất mát), những thiệt hại này được chi ra hai loại:

+ Nếu hậu quả đó là hậu quả nghiêm trọng thì hành vi sử dụng trái phép tài sản mới cấu thành tội phạm, nếu hậu quả gây ra chưa phải là nghiêm trọng thì người có hành vi sử dụng trái phép phải là người đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng trái phép tài sản thì mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội sử dụng trái phép tài sản.

+ Nếu hậu quả đó là hậu quả rất nghiêm trọng thì đó là tình tiết định khung tăng nặng quy định tài điểm c Khoản 2 Điều luật.

Như vậy, ngoài giá trị tài sản bị sử dụng trái phép thì hành vi sử dụng trái phép tài sản còn phải gây là hậu quả nghiêm trọng thì hành vi sử dụng trái phép tài sản mới cấu thành tội phạm. Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. Được coi là gây hậu quả nghiêm trọng do hành vi sử dụng tài sản trái phép gây ra nếu:

+ Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của một người có tỷ lệ thương tật từ 21% đến 40%;

+ Gây thương tích hoặc tổn hại cho sức khỏe của nhiều người mà tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21% nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả mọi người từ 21% đén 40%;

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ 50.000.000đ đến dưới 200.000.000 đồng;

+ Ngoài thiệt hại về sức khỏe, tài sản, còn những thiệt hại khác như gây ảnh hưởng xấu đến tình hình trật tự trị an ở địa phương, gây hoang mang cho nhân dân trên địa bàn nhất định…

4. Các dấu hiệu về mặt chủ quan của tội phạm

Cũng như đối với tội có tính chất chiếm đoạt, tội sử dụng trái phép tài sản cũng được thực hiện do cố ý. Mục đích của người phạm tội là mong muốn khai thác giá trị sử dụng của tài sản. Ngoài mục đích này, người phạm tội không có mục đích này khác và mục đích này cũng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Động cơ của người phạm tội là vì vụ lợi, tức là đem lại lợi ích vật chất, tinh thần cho mình hoặc người khác mà mình quan tâm. Động cơ cũng là dấu hiệu bắt buộc đối với người phạm tội có động cơ vì vụ lợi thì chửa đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm này.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected]
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.