Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm: d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Hỏi: Năm nay tôi 26 tuổi, đang làm được 3 năm cho một công ty ở Hà Nội. Gia đình tôi có 4 người: cha mẹ, em trai và tôi.Cha tôi (sinh năm 1958) làm công nhân thu nhập khoảng 3triệu/tháng; Mẹ (sinh năm 1967) nội trợ không thu nhập;Em trai đang học năm 1 đại học không thu nhập;Tôi thu nhập khoảng 10triệu /tháng. Luật sư vui lòng cho biết tôi có thể đăng ký người phụ thuộc không vì tất cả chi phí sinh hoạt và học tập của em trai đều do tôi chi trả ? Cách thức đăng ký thế nào? (Hoàng Vũ Hà - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Thị Hoài Thương - Tổ tư vấn pháp luật kế toán - thuế của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Theo quyđịnh tại điểm d, đkhoản 1Điều 9 thông tư 111/2013/TT-BTC về người phụ thuộc như sau:
"d) Người phụ thuộc bao gồm: d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm: d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng). Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014. d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.d.1.3) Con đang theo học tạiViệt Namhoặcnước ngoài tại bậc họcđại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tínhcảtrong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhậpbình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này. d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm: d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế. d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế. d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật. đ) Cá nhân được tính là người phụ thuộc theo hướng dẫn tạicác tiếtd.2, d.3, d.4, điểm d, khoản 1, Điều nàyphảiđáp ứngcác điều kiệnsau: đ.1)Đốivới người trong độ tuổi lao độngphải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau: đ.1.1) Bị khuyết tật, không có khả năng lao động. đ.1.2) Không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhậpkhông vượt quá1.000.000 đồng. đ.2)Đốivới người ngoài độ tuổi lao độngphải không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhậpkhông vượt quá1.000.000 đồng."
Thứ nhất là bố anh thì không thuộcđối tượngđược giảm trừ gia cảnh theo quyđịnh trên. Thứ hai là mẹ anh sinh năm 1967 năm nay mẹ bạn 49 tuổi vẫn nằm trong độ tuổi lao động theo quyđịnh trên thì người nằm trong độ tuổi lao động thì phải đáp ứngđược hai điều kiện:Bị khuyết tật, không có khả năng lao động,Không có thu nhập hoặc cóthu nhập bình quân tháng trong nămtừ tất cả các nguồn thu nhậpkhông vượt quá1.000.000 đồng. Mẹ anh chỉ đáp ứng đươc 1 điều kiện nên cũng không thuộc đối tượng được giảm trừ gia cảnh. Thứ ba là em anh đang theo học đại học có nghĩa là đang trong độ tuổi lao động thì cũng phải đáp ứngđược hai điều kiện là Bị khuyết tật, không có khả năng lao động,Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng. Theo đó em bạn cũng không thuộc đối tượng đươc giảm trừ gia cảnh
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật kế toán - thuế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận