Việc nhập khẩu tại các thành phố trực thuộc trung ương được tiến hành theo quy định của pháp luật về cư trú.
Hỏi: Tôi là Nguyễn V M. Gia đình tôi có đăng ký hộ khẩu tại Thành phố Hà Nội. Tôi có gia đình ông bác ruột hiện sống ở địa chỉ khác. Nhưng do đất còn tranh chấp với nhà hàng xóm nên chưa làm đươc hộ khẩu tạị địa chỉ trên. Bác trai tôi đã mất được một năm, còn bác gái cùng người con trai (26 tuổi) đang sống tại đó nhưng hộ khẩu lại đăng ký tại huyện Đông Anh (là quê quán của bác (dâu) gái tôi). Nay gia đình bác tôi có nhu cầu muốn nhập hộ khẩu vào chung với hộ khẩu gia đình tôi để sau này tiện cho cháu nội trong vấn đề học tập. Đề nghị Luật sư tư vấn. 1-Pháp luật có cho phép gia đình bác tôi nhập hộ khẩu vào chung với gia đinh tôi không? 2-Nếu được phép nhập thì cần phải có những điều kiện gì? 3-Để sau này (khi nhập chung hộ khẩu rồi) không có những tranh chấp về nhà,tài sản của gia đình tôi thì trước khi nhập khẩu vào chung gia đình bác tôi phải có những cam kết thế nào? những ai phải ký vào cam kết? (Hương Liên - Hà Nội)
Theo Điều 20 quy định điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương - Luật cư trú được sửa đổi, bổ sung năm 2013 có quy định như sau:
"Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
6. Việc đăng ký thường trú vào nội thành thành phố Hà Nội thực hiện theo quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật Thủ đô.”
Đồng thời nếu gia đình bạn đang có hộ khẩu tại nội thành thành phố Hà Nội thì nếu muốn nhập hộ khẩu chung vào gia đình bạn phải đáp ứng quy định tại khoản 4 Điều 19 Luật thủ đô nhưu:
“4. Công dân thuộc một trong các trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú ở nội thành:
a) Các trưng hợp quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều 20 của Luật cư trú;
b) Các trườnghợp không thuộc điểm a khoản này đã tạm trú liên tục tại nội thành từ 3 năm trở lên, có nhà ở thuộc sở hữu của mình hoặc nhà thuê ở nội thành của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh nhà ở; đối với nhà thuê phải bảo đảm điều kiện về diện tích bình quân theo quy định của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội và được sự đồng ý bằng văn bản của tổ chức, cá nhân có nhà cho thuê cho đăng ký thường trú vào nhà thuê.”
Theo đó, trường hợp của gia đình bác dâu bạn muốn nhập hộ khẩu chung với gia đình bạn để tiện cho việc đi học của cháu sau này thì dù có sự đồng ý của gia đình bạn nhưng trường hợp của gia đình bác bạn không thuộc một trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 20 nêu trên nên không đủ điều kiện để nhập chung hộ khẩu chung với gia đình bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hành chính mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận