Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thừa kế tài sản dùng vào việc thờ cúng.
Hỏi: Cô tôi lấy chồng năm 1987 và chung sống cùng bố mẹ chồng,các anh chị em nhà chồng đã xây dựng gia đình và ở riêng và đã được chia ruộngg đất trước khi bố chồng mất năm 1999.Bố mẹ chồng có một mảnh ruộng 711m2 đã giao cho cô tôi và chú đất ở và mảnh ruộng 711m2 và đã làm bìa đỏ đứng tên chồng cô tôi. Đến năm 2009 bà mẹ chồng sang ở với ông anh trai và đến năm 2011 ông anh trai làm đơn đòi lại mảnh ruộng 711m2 để làm, ông anh trai bảo đó là tài sản của bà mẹ giờ sang ở phải mang sang xin luật sư cho tôi biết cô chú đã ở cùng và đã làm mai táng cho ông bố chồng liệu có được chia đôi mảnh ruộng 711m2 để sử dụng cúng bái thờ phụng hay không? Quy định thế nào? (Trần Văn Hào - Hải Dương)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
“Điều164.Quyền sở hữu
Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.Chủ sở hữu là cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản”.
Theo điều luật này quy định thì chú của bạn có đầy đủ ba quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt. Như vậy mảnh ruộng trên chú bạn có hoàn toàn quyền sử dụng theo đúng quy định của pháp luật. Việc mẹ chú bạn sang ở với anh trai chú bạn và anh trai chú bạn muốn đòi lại mảnh ruộng trên để canh tác là không được bởi mảnh ruộng này không còn là tài sản của mẹ chú bạn nữa bởi nó là tài sản của chú bạn kể từ thời điểm chú bạn đứng tên trong sổ đỏ rồi.
Việc cô, chú bạn đã làm mai táng cho bố, mẹ chồng thì theo pháp luật dân sự có quy định về di sản dùng vào việc thờ cúng như sau:
“Điều 670.Di sản dùng vào việc thờ cúng
1. Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thoả thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.Trong trường hợp người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử một người quản lý di sản thờ cúng.Trong trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.2. Trong trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng”.
Theo quy định này thì khi bố của cô, chú bạn mất mà có lập di chúc để lại một phần di sản vào thờ cúng thì phần di sản này không được chia thừa kế và người được chỉ định trong di chúc sẽ quản lý và thực hiện việc thờ cúng. Nếu người quản lý không thực hiện theo đúng chỉ định trong di chúc thì các anh chị em và mẹ của cô, chú bạn có thể thỏa thuận với nhau về người quản lý việc thờ cúng.
Nếu khi bố của cô, chú bạn mất không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì các anh, chị e và mẹ của cô, chú chồng bạn có thể cử ra một người quản lý di sản thờ cúng.
Như vậy việc có dành ra một phần mảnh đất ruộng 711m2 trên vào việc thờ cúng hay không còn tùy thuộc vào việc trước khi mất bố của cô chú bạn có lập di chúc và chỉ định người quản lý di sản phải dành một phần mảnh đất trên vào thờ cúng hay không hoặc nếu bố, cô chú bạn mất không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì các anh, chị, em bên chồng cô bạn có thể thỏa thuận và cử ra chú bạn quản lý di sản thờ cúng thì chú bạn cần dành ra một phần mảnh đất ruộng 711m2 trên vào việc thờ cúng nếu không còn bất kể di sản nào khác ngoài ngoài mảnh đất ruộng và đất ở trên.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận