Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con...
Hỏi: Tôi ly hôn năm 2013, con chung 10 tuổi, tuy nhiên cháu bị bệnh bẩm sinh thiểu năng trí tuệ. Sau khi ly hôn tôi là người trực tiếp nuôi dưỡng cháu (tôi là công chức nhà nước), cha cháu cấp dưỡng (cha cháu bộ đội). Bệnh cháu thời gian qua không tiến bộ, thường xuyên lên cơn động kinh, có chiều hướng xấu.Cha cháu luôn nhắn tin nói tôi là khôngbiết làm mẹ, nuôi con, không chăm sóc con. Bản thân cha cháu có kiến thức về đông y, bấm huyện, có vị trí xã hội, giao tiếp rộng, nếu cháu ở với cha, cháu sẽ có điều kiện hơn rất nhiều. Cha cháu muốn nuôi cháu (chỉ với 1 điều kiện tôi phải sang lại tên ngôi nhà mà 2 mẹ con tôi đang ở sau khi đã tặng 50% tài sản cho tôi vào năm 2011). Nay, tôi muốn làm đơn đề nghị thay đổi người nuôi con để cha cháu nuôi cháu 1 thời gian (khi cháu chưa dậy thì) cho cháu có điều kiện tốt hơn về chữa bệnh thì tôi phải làm như thế nào? (Nguyễn Hoa - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 84,luật hôn nhân và gia đìn quy định:
"Điều 84. Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn:1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.5. Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:a) Người thân thích;b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;d) Hội liên hiệp phụ nữ".
Dựa vào quy định trên, bạn có thể viết đơn yêu cầu gửi đến tòa án để thay đổi người trực tiếp nuôi con. Pháp luật không quy định thời gian ly hônbao lâu mới có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con. Tuy nhiên, khi yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con bạn cần có được một trongnhững yêu cầu sau:
-Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;
- Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Hồ sơ kèm theogồm:
- Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ;
- Các giấy tờ chứng minh về nhân thân (chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu, Giấy tờ xác nhận nơi cư trú…)
- Bản án, quyết định của tòa án đã có hiệu lực pháp luật về việc ly hôn;
- Giấy khai sinh của con;
- Bản kê các tài liệu nộp kèm đơn khởi kiện (có ghi rõ số lượng bản gốc, bản sao).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận