-->

Tư vấn pháp luật: Thẩm quyền giải quyết việc đăng ký nhận nuôi con nuôi

Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước...

Hỏi: Vợ chồng anh T (là việt kiều Pháp) không có con nên muốn nhận cháu M (11 tuổi) là con của em anh T làm con nuôi. khi 2 bên tới UBND xã nơi bố mẹ của M cư trú làm thủ tục đăng kí nhận con nuôi thì công chức tư pháp hộ tịch từ chối vì cho rằng uỷ ban nhân dân xã không có thẩm quyền đăng kí.Xin hỏi công chức tư pháp xã từ chối là đúng hay sai có phù hợp với quy định của pháp luật không? Cơ quan nào có thẩm quyền đăng kí nhận con nuôi trong trường hợp trên. Trình tự và thủ tục cũng như hồ sơ cần chuẩn bị của vợ chồng anh T tiến hành như thế nào? (Nguyễn Hoa - Hà Nội)


>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Việc nuôi con nuôi nhằm xác lập quan hệ cha, mẹ và con lâu dài, bền vững, vì lợi ích tốt nhất của người được nhận làm con nuôi, bảo đảm cho con nuôi được nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong môi trường gia đình.

Căn cứ theo các quy định của pháp luật thì Nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoàiđược hiểu là việc nuôi con nuôi giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài với nhau thường trú ở Việt Nam, giữa công dân Việt Nam với nhau mà một bên định cư ở nước ngoài. (Khoản 5 Điều 3 Luật nuôi con nuôi 2010). Khác với nuôi con nuôi trong nước, thẩm quyền trong trường hợp này thuộc về Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi. Trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận nuôi thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Việc đăng ký sẽ do Sở Tư pháp thực hiện sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Thẩm quyền đăng ký việc nuôi con nuôi được thực hiện theo quy định tại Điều 9 của Luật Nuôi con nuôi như sau:“1. Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi hoặc của người nhận con nuôi đăng ký việc nuôi con nuôi trong nước.2. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi thường trú của người được giới thiệu làm con nuôi quyết định việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài; Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đăng ký việc nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài.3. Cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài đăng ký việc nuôi con nuôi của công dân Việt Nam tạm trú ở nước ngoài”.

Theo quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 2 Nghị định số 19/2011/NĐ-CP thì: Đối với việc nuôi con nuôi nước ngoài, thì Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh), nơi thường trú của người được nhận làm con nuôi quyết định cho người đó làm con nuôi; trường hợp trẻ em ở cơ sở nuôi dưỡng được nhận làm con nuôi, thì Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, nơi có trụ sở của cơ sở nuôi dưỡng trẻ em quyết định cho trẻ em đó làm con nuôi. Sở Tư pháp thực hiện đăng ký việc nuôi con nuôi nước ngoài sau khi có quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Như vậy, trong trường hợp của bạn cán bộ hộ tịch cấp xã giải quyết như vậy là đúng với quy định của pháp luật, trong trường hợp của bạn là việc nhận nuôi con nuôi có yếu tố nước ngoài nên UBND cấp xã không phải là cơ quan có thẩm quyền giải quyết mà cơ quan có thẩm quyền giải quyết là ubnd cấp tỉnh nơi thường trú của cháu M.

Hồ sơ của người nhận nuôi con nuôi được quy định cụ thể tại Điều 31 – Luật nuôi con nuôi. Theo đó:

Nếu vợ chồng anh T không thường trú ở Việt Nam thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Văn bản cho phép được nhận con nuôi ở Việt Nam;

- Bản điều tra về tâm lý, gia đình;

- Văn bản xác nhận tình trạng sức khỏe;

- Văn bản xác nhận thu nhập và tài sản;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân.

Các giấy tờ trên phải do cơ quan có thẩm quyền của nước nơi người nhận con nuôi thường trú lập, cấp hoặc xác nhận. Hồ sơ của người nhận con nuôi được lập thành 02 bộ và nộp cho Bộ Tư pháp thông qua cơ quan trung ương về nuôi con nuôi của nước nơi người nhận con nuôi thường trú. Đối với trường hợp được xin đích danh, người nhận con nuôi cần phải có thêm tài liệu chứng minh mình thuộc các trường hợp đó và người nhận con nuôi có thể trực tiếp nộp hồ sơ cho Bộ Tư pháp.

Nếu vợ chồng anh T thường trú tại Việt Nam thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

- Đơn xin nhận con nuôi;

- Bản sao Hộ chiếu, Giấy chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ có giá trị thay thế;

- Phiếu lý lịch tư pháp;

- Văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân;

- Giấy khám sức khỏe do cơ quan y tế cấp huyện trở lên cấp; văn bản xác nhận hoàn cảnh gia đình, tình trạng chỗ ở, điều kiện kinh tế do Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người nhận con nuôi thường trú cấp, trừ trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi.

Hồ sơ của người nhận con nuôi được nộp cho Sở Tư pháp nơi người được giới thiệu làm con nuôi thường trú.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.