-->

Tư vấn pháp luật quyền nuôi con sau khi ly hôn

Luật sư tư vấn về hôn nhân và gia đình...

Hỏi: Chồng em làm nhà hàng sáng đi khuya hơn 11h mới về, tới tháng chỉ đưa tiền ko quam tâm đến con cái. Những ngày nghĩ phép ở nhà anh cũng chỉ ôm điện thoại không để ý con, con ốm anh cũng ko hỏi thăm. Con trai em hơn 4 tuổi nhưng bị tăng động giảm chú ý phải học trường đặc biệt, cần sự quan tâm cua gia đình, nhưng môi trường sống của gia đình chồng em con không nghe lời là phải đánh, anh em họ thì dành nhau chơi, không yêu thương, chia sẻ, còn em lại không muốn đánh con nhiều nên chồng em nói em không biết dạy con. Giờ chồng em chắc ngoại tình nên nhất quyết đòi li hôn và giành quyền nuôi con. Với 1 người cha như vậy em không yên tâm giao 1 trong 2 đứa. Vậy em có khả năng để nuôi 2 đứa không? (Nguyễn Hoa - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo đó, đối với con 2 tuổi sẽ giao cho bạn trực tiếp nuôi dưỡng. Về người con được 4 tuổi,người chồng trong trường hợp này, về mặt kinh tế thì có khả năng nuôi con, nhưng đối với trường hợp của bạn,con bạn phát triển không bình thường nêncần sự quan tâm chăm sóc đặc biệt. Tuy nhiên gia đình nhà chồng và người chồng lạikhông phù hợp để chăm sóc, nuôi dưỡng con. Vì vậy, có khả năng bạn sẽ được quyền nuôi cả hai con trong trường hợp này nếu như bạn chứng minh được về mặt kinh tế, bạn có khả năng nuôi cả hai con, về mặt tinh thần thì môi trường khi ở với mẹ phù hợp với sự phát triển của con, cóđiều kiện về thời gian giành để chăm sóc con.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.