-->

Tư vấn pháp luật: nghĩa vụ cấp dưỡng của người chồng cho con dưới 36 tháng tuổi

Công ty Luật TNHH Everest tư vấn về quyền trực tiếp nuôi con dưới 36 tháng tuổi của người vợ và nghĩa vụ cấp dưỡng của chồng.

Hỏi: Tôi và chồng kết hôn được 20 tháng và hiện tại đang có con nhỏ được 8 tháng, cuộc sống vợ chồng trước khi có con bình thường, nhưng từ khi tôi sinh con được 2 tuần thì 2 vợ chồng có xảy ra xích mích, chồng tôi nge lời mẹ chồng đã bỏ tôi và con mới sinh lại nhà ngoại và về sống với nhà nội, tôi đã nhiều lần gọi điện cho chồng và mẹ chồng để nói lời xin lỗi, dù rằng tôi ko sai hoàn toàn trong việc xích mích giữa 2 vợ chồng, nhưng chồng tôi không những không về còn tuyên bố là sẽ ly hôn với tôi, từ khi chồng tôi bỏ đi đến hiện tại giờ con chúng tôi đã được 9 tháng, trong khoảng thời gian đó chồng tôi không hề liên lạc gì với mẹ con tôi, cũng như không hề có trách nhiệm chăm sóc con cái về cả vật chất lẫn tinh thần, trường hợp như vợ chồng tôi nếu ly hôn thì tôi có quyền nuôi con không? (Nguyễn Nhung - Hà Nội)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:

Theo đó, nếu người chồng không có quyềnđơn phương ly hôn trong trường hợp người vợđang nuôi con dưới 12 tháng. Trường hợp chị đang nuôi con 9 tháng tuổi, Tòa án chỉ thụ lý giải quyết ly hôn khi hai anh chị thuận tình ly hôn. Theo nguyên tắc, khi giải quyết ly hôn thì con dưới 36 tháng tuổi sẽ do người mẹ trực tiếp nuôi( trừ trường hợp người mẹ không đủ khả năng nuôi con) và người còn lại sẽ có nghĩa vụ cấp dưỡng. Như vậy, khi ly hôn mà con 9 tháng tuổi thì người vợ sẽ có quyền trực tiếp nuôi con, người chồng có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con theo một mức cấp dưỡng phù hợp với khả năng của họ.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.