Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình...
Hỏi: Tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Cho tôi hỏi 1 vấn đề cần thắc mắc là về giấy tờ hai vợ chồng tôi không cùng hộ khẩu mà giờ tôi muốn ly hôn thì toà án nói phải có hộ khẩu thì giờ tôi nạp hộ khẩu của tôi mà không có chồng tôi có đựơc không? (Nguyễn Tâm - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Khoản 1 Điều 56Luật Hôn nhân và Gia đình 2014quy định:"1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được".
Trường hợp bạnlàm thủ tụcly hôn thì bạn với tư cách là nguyên đơn, chồng bạn là bị đơn. Cho nên, bạn nộp hồ sơ xin ly hôn tại nơi chồng bạn cư trú, làm việc theo quy định tạiđiểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự.
Bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ xin ly hôn gửi đến Tòa án nhân dân huyệnnơi chồng bạn cư trú. Hồ sơ bao gồm:
- Đơn xin ly hôn (theo mẫu của Tòa án hoặc tham khảoTại đây);
- Bản chính Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn;
- Bản sao Hộ khẩu thường trú, tạm trú của nguyên đơn và bị đơn;
- Bản sao Chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao hộ chiếu của nguyên đơn và bị đơn;
-Bản sao giấy khai sinh của các con;
-Các giấy tờ chứng minh về tài sản: Giấy chứng nhận Quyền sử dụng đất, sở hữu nhà ở…
Trong trường hợp của bạn, hai vợ chồng bạn không cùng hộ khẩu, như vậy trong hồ sơ xin ly hôn bạn cần nộp bản sao Hộ khẩu thường trú của chồng bạn và Hộ khẩu thường trú của bạn để cơ quan có thẩm quyền xem xét và giải quyết yêu cầu của bạn.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận