Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp người lao động không tham gia công đoàn có được hưởng chế độ như các lao động khác không.
Hỏi: Công ty tôi có thuê 1 cán bộ nữ đã nghỉ hưu vào làm việc theo hợp đồng 12 tháng vậy xin hỏi luật sư: Người lao động này có phải tham gia tổ chức công đoàn cơ sở ở cơ quan không? Nếu không tham gia thì tổ chức công đoàn cơ sở có phải đảm bảo chế độ như 8/3 và 20/10 không? Khi ký hợp đồng người này làm việc có phải tham gia chi bộ đảng ở nơi làm việc không? (Anh Khang - Hà Nội)Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo như thông tin bạn cung cấp hiện nay, đối tượng người lao động nêu trên là người đã nghỉ hưu và đang hưởng chế độ hưu trí. Căn cứ theo quy định của pháp luật hiện hành, việc người lao động có tham gia tổ chức công đoàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí tự nguyện của người lao động, không được ép buộc. Căn cứ:
"Điều 190 – Bộ luật lao động 2012. Các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động liên quan đến thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn :1. Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.2. Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.3. Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.4. Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động".
Căn cứ vào quy định trên, đơn vị của bạn không được quyền ép buộc người lao động này tham gia công đoàn cơ sở. Về việc chế độ chính sách của người lao động, đươn vị vẫn phải đảm bảo như bình thường dù họ có tham gia tổ chức công đoàn hay không. Căn cứ:
"Điều 9 – Luật công đoàn 2012. Những hành vi bị nghiêm cấm:1. Cản trở, gây khó khăn trong việc thực hiện quyền công đoàn.2. Phân biệt đối xử hoặc có hành vi gây bất lợi đối với người lao động vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.3. Sử dụng biện pháp kinh tế hoặc biện pháp khác gây bất lợi đối với tổ chức và hoạt động công đoàn. 4. Lợi dụng quyền công đoàn để vi phạm pháp luật, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân".
Do đó, người sử dụng lao động không được quyền phân biệt đối xử về tất cả các chế độ đối với người lao động nếu như họ không tham gia công đoàn cơ sở.
Về vấn đề tham gia sinh hoạt chi bộ đảng, cần xét theo quy định về điều lệ đảng. Về vấn đề này, luật lao động không quy định cụ thể và chi tiết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận