Doanh nghiệp có bắt buộc thành lập công đoàn

Công đoàn có vai trò quan trọng trong việc đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động và được pháp luật khuyến khích thành lập.

Công đoàn thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật. Chính vì có vai trò quan trọng nên công đoàn được pháp luật khuyến khích thành lập.

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Công đoàn là tổ chức đại diện bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động

Căn cứ theo Điều 10 Luật công đoàn năm 2012, công đoàn có quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động, cụ thể:

- Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

- Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

- Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

- Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

- Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

- Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

- Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

- Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

- Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

- Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

Công đoàn được khuyến khích thành lập

Công đoàn là tổ chức chính trị - xã hội do người lao động Việt Nam thành lập trên cơ sở tự nguyện và được tổ chức, hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Công đoàn được thành lập tại doanh nghiệp là công đoàn cơ sở, được công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở công nhận theo quy định của pháp luật và Điều lệ Công đoàn Việt Nam.

Trường hợp doanh nghiệp chưa thành lập công đoàn cơ sở thì công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở có quyền và trách nhiệm đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động khi được người lao động ở đó yêu cầu.

Khi công đoàn cơ sở được thành lập theo đúng quy định pháp luật thì doanh nghiệp phải thừa nhận và tạo điều kiện thuận lợi để công đoàn cơ sở hoạt động. Công đoàn thực hiện vai trò đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của đoàn viên công đoàn, người lao động và thực hiện các quyền, nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật như: tham gia, thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể, thang lương, bảng lương, nội quy lao động; tham gia, hỗ trợ giải quyết tranh chấp lao động;...

Trách nhiệm của doanh nghiệp

Theo quy định pháp luật, doanh nghiệp có trách nhiệm:

1- Tạo điều kiện và hỗ trợ người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn

2- Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi cho công đoàn cấp trên cơ sở tuyên truyền, vận động phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở, bố trí cán bộ công đoàn chuyên trách tại doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức.

3- Bảo đảm các điều kiện để công đoàn cơ sở hoạt động.

4- Khi người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách đang trong nhiệm kỳ công đoàn mà hết hạn hợp đồng lao động thì được gia hạn hợp đồng lao động đã giao kết đến hết nhiệm kỳ.

5- Khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, chuyển làm công việc khác, kỷ luật sa thải đối với người lao động là cán bộ công đoàn không chuyên trách thì phải thỏa thuận bằng văn bản với Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành cấp trên trực tiếp cơ sở.

Các hành vi bị nghiêm cấm đối với doanh nghiệp

Theo quy định của pháp luật, nghiêm cấm các hành vi sau đối với doanh nghiệp:

- Cản trở, gây khó khăn cho việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

- Ép buộc người lao động thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn.

- Yêu cầu người lao động không tham gia hoặc rời khỏi tổ chức công đoàn.

- Phân biệt đối xử về tiền lương, thời giờ làm việc và các quyền và nghĩa vụ khác trong quan hệ lao động nhằm cản trở việc thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn của người lao động.

Trường hợp vi phạm các quy định như nêu trên, tùy tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 15 triệu đồng


Luật gia Nguyễn Thị Tâm - Phòng tư vấn pháp luật lao động của Công ty Luật TNHH Everest - Tổng đài tư vấn 1900 6198, tổng hợp.

Khuyến nghị:
  1. Bài viết nêu trên được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: [email protected], [email protected].