-->

Tư vấn pháp luật: hưởng lương hưu theo luật mới

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương...

Hỏi: Chồng tôi bị bệnh khôngđủ khả năng laođộng, chồng tôiđược chỗ cơ quan làm việc tư vấnđi giámđịnh sức khỏeđể nghỉ hưu trước tuổi. Tôi có nắmđược thông tin luật bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2016 có quyđịnh khác hơn so với năm 2015 về trước là namđủ 51 tuổi có 20 năm đóng BHXH, bị suy giảm khả năng lao động 61% thìđược hưởng lương hưu, sauđó cứ mỗi năm tăng 1% chođến khi đủ 55 tuổi. Tôi không hiểu lắm về cách tính này, luật sư tư vấn và tính giùm tôi. Chồng tôi sinh 15/8/1966,đóng bảo hiểmđược 20 năm 2 tháng. Luật sư tính giùm nếuđủ 51 tuổi thì như chồng tôi vậyđủ 51 tuổi chưa vàđủ 51 tuổi theo luật mới thì có lợi hơn phải không? (Thu Trang - Thanh Hóa)
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:


Khoản 1 Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội 2014 (có hiệu lực vào 1/1/2016) quy định về Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao độngnhư sau:

“1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong cáctrường hợpsau đây: a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên; b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Theo thông tin bạn cung cấp, chồng bạn sinh ngày 15/8/1965 nên đến ngày 15/8/2016 thì chồng bạn mới đủ 51 tuổi. Như vậy, chồng bạn đã đóng bảo hiểm được 20 năm 2 tháng và nếu bị suy giảm 61% khả năng lao động thì chồng bạn được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Tuy nhiên, sau đó mỗi năm tăng thêm 1 tuổi (chứ không phải tăng thêm 1% như bạn đã nói ở trên) cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên. Điều này được hiểu là bắt đầu từ năm 2017 đến năm 2020 trở đi thì nam đủ 55 tuổi, suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và đóng bảo hiểm đủ 20 năm thì mới được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Và so sánh Điều 51 của Luật bảo hiểm xã hội 2006 và Điều 55 của Luật bảo hiểm xã hội 2014 thì luật cũ chỉ yêu cầu nam đủ 50 tuổi đã đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì được hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Do đó, theo luật cũ sẽ có lợi cho chồng bạn hơn so với luật mới.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.