Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp đơn phương ly hôn khi con chưa có giấy khai sinh.
Hỏi: Em muốn ly hôn với chồng của em. Em lấy chồng hơn 6 năm, chồng em có người khác bên ngoài, giờ có rất nhiều điểm bất đồng. Khi em có thai bé trai thì lúc nay em làm việc ở sài gòn, tự lo tất cả đến khi em sinh cũng vậy. Em nuôi bé được 20 tháng, trong thời gian mang thai em còn trả nợ cho chồng.Nhưng việc đó em không quan tâm. Em muốn ly hôn và được phép nuôi con trai, em còn bé gái dược 5 tuổi em xin cho được thăm con khi có thể. Hiện tại em là mẹ đơn thân nuôi con. Em đang nương tựa ở nhà các sơ, em làm việc đủ 2 mẹ con sống. Em đã bỏ nhà chồng đi dược 2 năm, em trốn ở nhà sơ tới giờ.em đã nhập hộ khẩu bên nhà chồng.Giờ em nộp hồ sơ ở đâu ạ? Em không có khai sinh của bé gái.em không muốn hòa giải vì không thể sống được nữa, Em xin tách khẩu về nhà mẹ được không ạ? (Nguyễn Phương - Hải Phòng)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật hôn nhân gia đình hiện hành quy định về quyền yêu cầu ly hôn như sau:
“Điều 51. Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.3. Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi”.
Theo đó, pháp luật chỉ hạn chế quyền yêu cầu ly hôn của người chồng khi vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi. trường hợp của chị, nếu chồng không đồng ý ly hôn thì chị có thể đơn phương khởi kiện ra tòa yêu cầu giải quyết việc ly hôn.
Cũng theo, quyền nuôi con khi ly hôn được xác định như sau:
“Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn:1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con”.
Theo thông tin mà bạn cung cấp, bạn đang có một bé trai dưới 36 tháng tuổi , thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 81 luật HNGĐ 2014. Do vậy, nếu vợ chồng không có thỏa thuận nào khác về việc nuôi con thì về nguyên tắc, con sẽ được giao cho bạn nuôi. Còn về bé gái trên 4 tuổi thì việc giao ai trực tiếp nuôi dưỡng có thể do vợ chồng thỏa thuận hoặc Tòa quyết định dựa vào điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc con của hai bên.
Người chồng, vợ không trực tiếp nuôi con cócho con đến khi con đủ tuổi thành niên.
2. Hồ sơ khởi kiện xin ly hôn gồm có:
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận