Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp đòi quyền lợi bảo hiểm khi công ty phá sản.
Hỏi: Em tham gia bảo hiểm từ tháng 10 năm 2011 nhưng công ty em tới tháng 1 năm 2012 mới đóng bảo hiểm vào sổ cho em, như vậy em đã bị mất 3 tháng công ty không đóng bảo hiểm cho em và trong 1 năm chỉ phát được 1 hoặc 2 thẻ bảo hiểm có năm không nhận được thẻ bảo hiểm nào cả.Cuối năm 2015 công ty đã tuyên bố phá sản nhưng tới nay gần 2 tháng nhưng công ty vẫn không thể giải quyết sổ bảo hiểm cho em. Và công ty của em ngày trước có 2 xưởng hoạt động bây giờ dồn lại thành 1 xưởng. Tuyên bố phá sản 1 xưởng còn xưởng còn lại vẫn hoạt động bình thường nhưng công ty không chịu giải quyết sổ bảo hiểm cho em để em tiếp tục tham gia bao hiểm. Như vậy bây giờ em phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của người lao động chúng em và công ty làm như vậy là đúng hay sai ? (Nguyễn Hòa - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ
tư vấn pháp luật doanh nghiệp của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014, người lao động là đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là: “Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ ba tháng trở lên;…”
Cũng theo khoản 2 Điều 21 Luật Bảo hiểm xã hội quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động: “Đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 86 và hằng tháng trích từ tiền lương của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 85 của Luật này để đóng cùng một lúc vào quỹ bảo hiểm xã hội”.
Như vậy, việc công ty chậm đóng bảo hiểm xã hội 3 tháng cho bạn là không phù hợp với quy định của pháp luật. Với hành vi sai phạm như này, công ty bạn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội như sau:“2. Phạt tiền với mức 12%- 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm lập biên bản vi phạm hành chính nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiêp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.4. a) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng đối với hành vi vi phạm quy định tại Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều này:
b) Buộc truy nộp số tiền bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp chưa đóng, chậm đóng theo mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ bảo hiểm xã hội trong năm đối với vi phạm quy định tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều này”.
Căn cứ điểm 3.3 Khoản 3 Điều 46 Quyết định 959/QĐ-BHXHcó quy định ghi xác nhận sổ BHXH, BHTN của người lao động trong một số trường hợp đơn vị còn nợ tiền đóng BHXH, BHTN như sau:
“Doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, giải thể theo quy định của pháp luật còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN nếu có người lao động chuyển nơi làm việc thì cơ quan BHXH xác nhận thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng BHXH trên sổ BHXH của người lao động”.
Ngoài ra theo Công văn 856/LĐTBXH-BHXH do bộ Lao động- Thương binh xã hội ban hành hướng dẫn một số vướng mắc trong quá trình thực hiện bảo hiểm xã hội như sau:“Đối với các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện thủ tục phá sản, cơ quan Bảo hiểm xã hội tích cực đôn đốc doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội và chủ động phối hợp với các quyền giải quyết nợ của doanh nghiệp để thu hồi khoản nợ bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật phá sản.Để tạo thuận lợi cho người lao động trong trường hợp chuyển nơi làm việc thì xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội đến thời điểm doanh nghiệp đã đóng đủ bảo hiểm xã hội để người lao động tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tại đơn vị mới, sau khi thu hồi được khoản nợ của doanh nghiệp thì xác nhận bổ sung thời gian đóng bảo hiểm xã hội trên sổ bảo hiểm xã hội“.
Như vậy, doanh nghiệp trước khi phá sản phải có trách nhiệm hoàn tất nợ của doanh nghiệp cho cơ quan bảo hiểm xã hội và chốt sổ cho người lao động. Trường hợp của bạn, do hiện tại công ty đã phá sản rồi nên bạn phải lên cơ quan bảo hiểm xã hội nơi quản lý bảo hiểm của công ty để hỏi thông tin về quá trình đóng của mình. Nếu trước khi phá sản công ty đã hoàn tất khoản nợ bảo hiểm thì bạn lên cơ quan bảo hiểm đó để làm thủ tục chốt sổ bảo hiểm lại. Trường hợp công ty thực sự gặp khó khăn nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội thì cho phép chốtđến thời điểm doanh nghiệp đã đóng BHXH để người lao động tiếp tục tham gia BHXH tại đơn vị mới.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận