Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp công ty môi giới xuất khẩu lao động đóng cửa, người lao động có được hưởng quyền lợi gì không.
Hỏi: Tôi được công ty môi giớii lao độngg đưa qua Singapore làm việc và ký hợp đồngng với công ty môi giới là 2 năm. Nhưng khi làm việc ở Singapore được gần 6 tháng thì công ty đóng cửa. Tôi phải về nước. Vậy cho tôi hỏi khi về nước tôi được hưởng quyền lợi gì và đền bù hợp đồng lao động từ công ty môi giới như thế nào? (Thanh Tuấn - Hà Nội)
Luật gia Phạm Thị Mai Phương - Tổ tư vấn pháp luật lao động Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Từ những sự kiện anh đưa ra, chúng tôi thấy rằng hai bên (bên dịch vụ và bên thuê dịch vụ) đã kí với nhau hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. theo quy định tại Khoản 1 Điều 6 Luật người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng 2006. Và hợp đồng có thời hạn 2 năm.
"Điều 6. Các hình thức đi làm việc ở nước ngoài:Người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo một trong các hình thức sau đây:1. Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài với doanh nghiệp hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, tổ chức sự nghiệp được phép hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài;"
- Sau khi đã qua singapore làm việc được 6 tháng thì doanh nghiệp bên singapore đóng cửa do đó anh phải về nước. Ở đây ta xác định sự việc này không phải do lỗi của bên làm dịch vụ gây ra. Chúng tôi xin chia làm hai trường hợp như sau:
+ TH1: Nếu trong hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai bên có thỏa thuận về việc bồi thường thiệt hại trong trường hợp đơn vị nước ngoài sử dụng người lao động Việt Nam mà bị giải thể hoặc phá sản thì thực hiện theo hợp đồng.
+ TH2: Nếu trong trường hợp không có thỏa thuận về vấn đề này, thì chúng ta lại phải xác định căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 64 Bộ luật Dân sự 2005, anh không có quyền yêu cầu công ty môi giới bồi thường thiệt hại cho mình theo nguyên tắc xác định bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng vì lỗi gây ra ở đây không phải do phía công ty môi giới gây ra.
"Điều 604. Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại:1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường."
Trong trường hợp của anh thì hợp đồng dịch vụ được ký kết giữa hai bên vẫn còn thời hạn (có thời hạn 2 năm) do đó việc tiếp tục thực hiện phần còn lại của hợp đồng hay không sẽ do hai bên thỏa thuận với nhau và đi tới quyết định. Hoặc anh có thể chấm dứt hợp đồng với công ty trong trường hợp hai bên thỏa thuận chấp nhận việc chấm dứt hợp đồng.
"Điều 424. Chấm dứt hợp đồng dân sự:Hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây:....2. Theo thoả thuận của các bên;4. Hợp đồng bị huỷ bỏ, bị đơn phương chấm dứt thực hiện;5. Hợp đồng không thể thực hiện được do đối tượng của hợp đồng không còn và các bên có thể thoả thuận thay thế đối tượng khác hoặc bồi thường thiệt hại;6. Các trường hợp khác do pháp luật quy định".
Tuy nhiên, bạn có thể dựa trên hợp đồng đã giao kết giữa bạn và công ty môi giới để xác định lỗi từ phía bên nào để thực hiện bồi thường.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật lao động mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận