Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp trách nhiệm của người cha nuôi con ngoài giá thú.
Hỏi: Hiện tại em là 1 cô gái độc thân, và hiện đang có thai với 1 người đàn ông có vợ. Khi em quen biết người đàn ông này, em không biết người đàn ông này đã có vợ. Sau 1 thời gian,người đàn ông này mới thú nhận việc có gia đình rồi. Em biết chuyện và chấm dứt mối quan hệ với anh ta, nhưng vẫn còn liên lạc. Sau khi chia tay, em phát hiện có thai và báo với anh ta. Anh ta yêu cầu em phá thai và em không đồng ý, em muốn giữ lại đứa trẻ và yêu cầu anh ta có trách nhiệm với đứa con. Anh ta chối bỏ trách nhiệm, không muốn có trách nhiệm về việc nuôi con. Trong trường hợp này, em có thể kiện anh ta không ah và yêu cầu anh ta phải có trách nhiệm trong việc nuôi đứa trẻ không? (Nguyễn Nam - Hà Nội)
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật gia Nguyễn Đại Hải - Tổ tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Bạn và người yêu chưa kết hôn nên con chung của 2 ngươìlà con ngoài giá thú . Tuy nhiên về mặt sinh học , đó là con cuả bạn vàngười yêu bạn vì thế mà ngừoi yêu bạn dù đã có gia đình nhưng vẫn phải thực hiện nghiã vụ cấp dưỡng với đứa bé.
" Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con".
"Điều107. Nghĩa vụ cấp dưỡng:1. Nghĩa vụ cấp dưỡng được thực hiện giữa cha, mẹ và con; giữa anh, chị, em với nhau; giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu; giữa cô, dì, chú, cậu, bác ruột và cháu ruột; giữa vợ và chồng theo quy định của Luật này.Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.2. Trong trường hợp người có nghĩa vụ nuôi dưỡng trốn tránh nghĩa vụ thì theo yêu cầu của cá nhân, cơ quan, tổ chức được quy định tại Điều 119 của Luật này, Tòa án buộc người đó phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của Luật này".
"Điều 4- Luật chăm sóc và bảo vệ trẻem 2004. Không phân biệt đối xử với trẻ em.Trẻ em, không phân biệt gái, trai, con trong giá thú, con ngoài giá thú, con đẻ, con nuôi, con riêng, con chung; không phân biệt dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, thành phần, địa vị xã hội, chính kiến của cha mẹ hoặc người giám hộ, đều được bảo vệ, chăm sóc và giáo dục, được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật".
Ngoài ra, tại điều 152Bộ luật hình sự năm 1999sửa đổi bổ sung năm 2009có quy định về tội từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng như sau: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà cố ý từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”.
Vậy căn cứ vào những phân tích trên thì người yêu bạn cần phải có trách nhiệm với đứa bé , nếu người yêu bạn không thực hiện nghĩa vụ vụ cấp dưỡng thì bạn có thể khởi kiện .
Bên cạnh đó, anh ta có hành vi chối bỏ đứa trẻ, bạn sẽ làm nhờ bên tòa án xác định cha cho con, yêu cầu giám định AND.
Hồ sơ để yêu cầu xác định cha cho con bao gồm:
- Đơn yêu cầu xác đinh cha cho con (có thể xin tại Tòa án);
- Chứng minh thư nhân dân của mẹ (photo có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu của mẹ (photo có chứng thực);
- Giấy khai sinh của con (photo có chứng thực);
- Giấy tờ, tài liệu chứng minh quan hệ cha con (có thể là: - Giấy tờ hoặc thư do người bị kiện viết trong đó có thừa nhận đứa bé là con mình; - Xác nhận của công đồng dân cư về việc chung sống như vợ chồng,…).
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận