-->

Tư vấn luật về quảng cáo thực phẩm chức năng trên internet

Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

Hỏi: Cho em hỏi là sản phẩm thực phẩm chức năng muốn chạy quảng cáo trên internet qua facebook hoặc Google thì có cần xin giấy phép không? Hay chỉ cần xin của những kênh quảng cáo tại Việt Nam như dán poster, quảng cáo LCD, TV, radio,...? (Doanh Nhân - Hải Phòng)

Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo quy định tại điều 7 Thông tư 43/2014/TT-BYT ngày 24 tháng 11 năm 2014 quy định:

"Điều 7. Quảng cáo thực phẩm chức năng

1. Việc quảng cáo thực phẩm chức năng phải được thực hiện theo quy định pháp luật về quảng cáo.

2. Việc quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe trên phương tiện nghe nhìn phải có dòng chữ chú ý: “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”; chữ viết, lời đọc phải nhìn được và nghe rõ ràng trong điều kiện bình thường".

Hiện nay, theo quy định của luật Quảng cáo năm 2012, quảng cáo thực phẩm chức năng trên mạng internet không phải xin giấy phép quảng cáo tại Sở Văn Hóa, Thể Thao và Du lịch như trước đây nữa. Tuy nhiên, nếu quảng cáo thực phẩm chức năng, phía bên bạn vẫn tuân thủ các quy định về điều kiện quảng cáo thực phẩm theo quy định tại điều 5 Nghị định 181/2013/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2013:

"Điều 5. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm

1. Nội dung quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải phù hợp với Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc Giấy xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm.

2. Quảng cáo thực phẩm, phụ gia thực phẩm phải có các nội dung sau đây: a) Tên thực phẩm, phụ gia thực phẩm; b) Tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường.

3. Quảng cáo thực phẩm chức năng phải thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này và các nội dung sau đây: a) Tác dụng chính và các tác dụng phụ (nếu có); b) Khuyến cáo “Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

4. Không được quảng cáo thực phẩm chức năng gây hiểu nhầm sản phẩm đó là thuốc.

5. Quảng cáo thực phẩm chức năng trên báo nói, báo hình phải đọc rõ ràng nội dung quy định tại Điểm a Khoản 2 và Khoản 3 Điều này".

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.