-->

Tư vấn luật về người được ủy quyền đứng tên trên GCN QSDĐ

Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.

Hỏi: Hiện tại, tôi đang có 1 hợp đồng ủy quyền sở hữu 1 lô đất và tôi là người được ủy quyền. Tôi đang tiến hành làm Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho lô đất đó. Sau khi tôi nhận được Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (vẫn mang tên chủ sở hữu là người ủy quyền), tôi muốn sang tên Giấy chứng nhận đó thành tên của mình thì tôi phải làm thế nào? (Vương Lan - Vũng Tàu)

>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>>Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Bùi Thị Phượng - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Trong các hợp đồng dân sự tối thiểu phải có hai bên ký kết và hai bên là chủ thể khác nhau. Khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản có bên mua và bên bán, bên bán là bạn (người được ủy quyền), bên mua cũng là bạn. Như vậy, nếu xác lập hợp đồng chuyển nhượng bất động sản với bên mua và bên bán là một người thì sẽ không được công nhận. Trong trường hợp này để hợp đồng hợp pháp, bạn ủy quyền lại cho người thứ ba về việc thực hiện hợp đồng chuyển nhượng bất động sản với bạn và hợp đồng ủy quyền lại phải được sự đồng ý của người ủy quyền, theo quy định tại Điều 583 Bộ luật dân sự năm 2005:

"Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.
Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu".

Như vậy, hợp đồng chuyển nhượng bất động sản sẽ được ký kết giữa hai bên là bên được ủy quyền lại và bạn. Khi đem hợp đồng chuyển nhượng đi công chứng cần đem theo hai hợp đồng ủy quyền trước đó. Về ý kiến đồng ý về ủy quyền lại của người ủy quyền có thể lập thành văn bản riêng hoặc ghi gộp trong hợp đồng ủy quyền lại.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.