Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp đơn phương ký kết hợp đồng cho thuê tài sản chung.
Hỏi: Bố tôi mất năm 2007 để lại cho mẹ và tôi 1 căn nhà. Năm 2013 tôi vô thành phố Hồ Chí Minh làm ăn đến tháng 06/2016 tới ra Hà Nội thì mẹ tôi đã đơn phương cho người khác thuê toàn bộ căn nhà mà không hỏi ý kiến gì của tôi. Như vậy hợp đồng cho thuê nhà của mẹ tôi với người thuê có hợp pháp không? Đã mấy tháng rồi tôi phải đi ở nhờ nhà họ hàng và người quen, trong khi đó tôi lại bị mất giấy chứng minh thư nhân dân mà cũng không có sổ hộ khẩu để đi làm lại. Cuộc sống vô cùng khó khăn vì không có giấy tờ gì nên tôi xin đi làm ở đâu cũng không có nơi nào nhận.Tôi muốn hỏi hiện tại tôi phải làm những gì để có thể yêu cầu chấm dứt hợp đồng cho thuê nhà của mẹ tôi với bên thuê để tôi có thể về ở trong chính căn nhà chung của gia đình mình? (Gia Hân - Hà Nội)
Do đó, việc mẹ bạn đơn phương cho người khác thuê toàn bộ căn nhà đó mà không hỏi ý kiến của bạn là không hợp pháp, hợp đồng thuê nhà đó cũng không hợp pháp.
Bạn không nói rõ là hợp đồng thuê nhà này được thực hiện theo hình thức nào và nếu là văn bản thì có công chứng hay chứng thực của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hay không. Tại Điều 492 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định về hình thức của hợp đồng thuê nhà ở:“Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ sáu tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác”.
Do vậy, nếu trái các quy định trên thì hợp đồng thuê nhà ở sẽ không hợp pháp.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 498 Bộ luật Dân sự năm 2005, bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng khi bên thuê có một trong những hành vi sau:“a) Không trả tiền thuê nhà liên tiếp trong ba tháng trở lên mà không có lý do chính đáng; b) Sử dụng nhà không đúng mục đích thuê; c) Cố ý làm nhà hư hỏng nghiêm trọng; d) Sửa chữa, đổi hoặc cho người khác thuê lại toàn bộ hoặc một phần nhà đang thuê mà không có sự đồng ý bằng văn bản của bên cho thuê; đ) Làm mất trật tự công cộng nhiều lần và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt bình thường của những người xung quanh; e) Làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến vệ sinh môi trường”.
Nếu bên thuê không có một trong các hành vi trên thì bạn không có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Bạn không nói rõ là mẹ bạn ký hợp đồng cho thuê từ khi nào và thời hạn thuê là bao lâu nên bạn cần kiểm tra lại hợp đồng này có được lập thành văn bản và tuân thủ về nội dung và hình thức của hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự hay không.
Nếu hợp đồng này không thỏa mãn các điều kiện đó sẽ thì sẽ bị coi là vô hiệu, bạn và mẹ bạn có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố Hợp đồng vô hiệu. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 137 Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: “Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận”.
Như vậy, bên bạn chỉ có quyền chấm dứt hợp đồng thuê nhà nếu như hợp đồng giữa mẹ bạn và bên thuê bị hô hiệu.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật dân sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận