Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Hỏi:Đề nghị Luật sư tư vấn, năm 2003 tôi có cho ông Mậu vay số tiền 37.000.000đ bằng hợp đồng vay cầm cố tài sản (gồm bộ hồ sơ hợp thức hóa nhà đất - bản gốc), tôi đã gửi đơn thưa và có biên bản hòa giải tại khu vực T5/2013.Tuy nhiên vào T4/2015 tôi phát hiện cơ quan thi hành án gửi đề nghị cấp QSDĐ cho ông Hiệp do ông Mậu thỏa thuận bán nhà cho ông Hiệp để trả nợ cho ông Oai (thông qua quyết định thỏa thuận trả nợ của Tòa án do ông Mậu có vay tiền của Ông Oai).vậy, cơ quan thi hành án làm như vậy là đúng hay sai? Ông Mậu có được phép thỏa thuận bán nhà hay không?(Hạnh Thùy)
Luật gia Nguyễn Bảo An- Tổ tư vấn pháp luật tố tụng của Công ty Luật TNHHEverest- trả lời:
Căn cứ khoản 2 Điều 15 Nghị định 163/2006/NĐ-CP quy định:
“2.Giao dịch bảo đảm vô hiệu không làm chấm dứt hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”
Do vậy, Hợp đồng cầm cố quyền sử dụng đất của bạn là giao dịch bảo đảm để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trả nợ 37 triệu của ông Mậu bị vô hiệu nhưng hợp đồng có nghĩa vụ được bảo đảm là hợp đồng vay nợ 37 triệu kia của ông Mậu và bạn vẫn có hiệu lực pháp luật.
Việc thi hành án gửi đề nghị cấp QSDĐ cho ông Hiệp do ông Mậu thỏa thuận bán nhà cho ông Hiệp để trả nợ cho ông Oai (thông qua quyết định thỏa thuận trả nợ của Tòa án do ông Mậu có vay tiền của Ông Oai) là dựa trên bản án đã tuyên của Tòa án không liên quan đến hợp đồng vay tiền giữa ông Mậu và bạn.
Tuy nhiên, có thể Tòa án chưa biết đến sự tồn tại của hợp đồng vay giữa bạn và ông Mậu, cho nên bạn có thể tiến hành khởi kiện ông Mậu ra tòa án để đòi lại được số tiền 37 triệu đồng trên. Để có thể khởi kiện bạn cần có căn cứ để chứng minh việc ông Mậu vay tiền của bạn là đúng sự thật và ông Mậu đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ tiền cho bạn theo hợp đồng đã cam kết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật tố tụng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận