Công ty Luật TNHH Everest tư vấn trường hợp vợ bị bệnh tâm thần, đòi Tòa án ly hôn, có được giải quyết không.
Hỏi: Tôi thương vợ nếu ly hôn thì sống một mình, bệnh tật nguy hiểm, hay hoang tưởng như vậy sẽ không ổn, nhưng vợ tôi cương quyết như vậy thì có ly hôn được không? Tôi cũng tìm hiểu trường hợp này sẽ được giám định bởi cơ quan chức năng về việc vợ tôi mất năng lực dân sự, nên sẽ chỉ định cho người thân đứng ra làm việc, mà người thân như bố mẹ và anh chị em của vợ tôi thì hoàn toàn không muốn chúng tôi lyhôn, họ rất quý mến tôi, cho nên chắc chắn họ sẽ không đứng ra làm việc này, vì họ biết tôi đối xử rất tốt với vợ tôi, họ cảm thấy tôi thay họ chăm lo cho con cái của họ. Như vậy nếu vợ tôi đi nộp đơn thì sẽ giảiquyết ra sao? (Hồng Hạnh - Nghệ An)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Theo quy định tại Khoản 1,2 Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014 về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:"Điều 51: Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn:1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.2. Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ".
Một người được coi là mất năng lực hành vi dân sự khi thuộc trường hợpquy định tại Điều 22 BLDS 2005 như sau:"1. Khi một người do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì theo yêu cầu của người có quyền, lợi ích liên quan, Toà án ra quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự trên cơ sở kết luận của tổ chức giám định".
Như vậy, trong trường hợp người bị mất năng lực hành vi dân sự là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ thì cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn cho họ. Đối với trường hợp của bạn, vợ của bạnkhông phải là nạn nhân của bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần thì việc ly hôn của vợ bạn sẽ được giải quyết theo thủ tục được quy định trong Bộ luật tố tụng dân sự như sau:
Theo quy định tại Khoản 3Điều 73 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011:"Người đại diện theo uỷ quyền được quy định trong Bộ luật dân sự là người đại diện theo uỷ quyền trong tố tụng dân sự; đối với việc ly hôn, đương sự không được uỷ quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng."
Tuy nhiên, Khoản 3 Điều 2 Nghị quyết 05/2012/NQ-HĐTP quy định về quyền khởi kiện đối với người mất năng lực hành vi dân sự như sau:"3. Đối với cá nhân là người chưa thành niên (trừ trường hợp được hướng dẫn tại khoản 2 Điều này), người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, thì người đại diện hợp pháp của họ (đại diện theo pháp luật) có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó. Đồng thời, ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ."Đồng thời theo điểm b Khoản 1Điều 168 Bộ luật tố tụng dân sự 2004 sửa đổi bổ sung 2011 quy địnhToà án trả lại đơn khởi kiện trongcác trường hợp sau đây": b) Người khởi kiện không có quyền khởi kiện hoặc không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự".
Do đó,khi vợ củabạnnộp đơn thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện do vợ của bạn là người không có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự. Nếu vợ của bạn vẫn muốn ly hôn thì có thể thực hiện thông qua người giám hộ của mình. Đồng thời, cũng cần phải tiến hành yêu cầu Tòa án tuyên bố vợ của bạn bị mất năng lực hành vi dân sự từ đó mới xác định được quyền khởi kiện trong trường hợp này.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận