Công ty Luật TNHH Everest tư vấn thủ tục ly hôn chồng khi thường xuyên bị tra tấn tinh thần.
Hỏi: Tôi tên Liên (26 tuổi) kết hôn được 01 tháng, nhưng tôi không chịu nổi sự tra tấn tin thần từ phía người mà tôi gọi là chồng, cũng như tính khí thô lỗ hung dữ của anh ta. Tôi cố gắng duy trì cuộc hôn nhân nhưng bất thành, vì sức khỏe của tôi ngày càng khánh kiệt khi anh ta càng ngày càng tra tấn tin thần của tôi. Chúng tôivẫn chưa có con chung cũng như khôngcó tranh chấp gì về vấn đề tài sản. Tôi muốn đc đơn phương ly hôn thì thủ tục và quy trình sẽ như thế nào? Còn tình nguyện lyhôn thì sao? Thời gian của qui trình tiếp nhận cũng như xử lý việc lyhôn này kéo dài bao lâu thì tòa mới thực hiện quá trình xét xử chính thức? (Bích Liên - Hà Nội)
Luật gia Đào Thị Thu Hường - Tổ Tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Thứ nhất, bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ ly hôn, bao gồm:
+ Đơn xin ly hôn (Tham khảo:, )
+(áp dụng đối với trường hợp xin ly hôn đơn phương);
+Bản sao Giấy CMND (Hộ chiếu); Hộ khẩu (có Sao y bản chính, của nguyên đơn và bị đơn).
+Bản chính giấy chứng nhận kết hôn (nếu có), trong trường hợp mất bản chính giấy chứng nhận kết hôn thì nộp bản sao có xác nhận sao y bản chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền, nhưng phải trình bày rõ trong đơn.
+ Bản sao giấy khai sinh con (nếu có con).
+ Bản sao chứng từ, tài liệu về quyền sở hữu tài sản (nếu có tranh chấp tài sản).
+ Nếu hai bên kết hôn tại Việt Nam, sau đó vợ hoặc chồng xuất cảnh sang nước ngoài (không tìm được địa chỉ) thì phải có xác nhận của chính quyền địa phương về việc một bên đã xuất cảnh và đã tên trong hộ khẩu.
+ Nếu hai bên đăng ký kết hôn theo pháp luật nước ngoài muốn ly hôn tại Việt Nam thì phải hợp thức lãnh sự giấy đăng ký kết hôn và làm thủ tục ghi chú vào sổ đăng ký tại Sở Tư pháp rồi mới nộp đơn xin ly hôn.
Thứ hai, sau khi bạn chuẩn bị xong hồ sơ ly hôn, bạn cần gửi lên tòa án có thẩm quyền giải quyết.
+ Về thẩm quyền theo chung:
Theo quy định tại điều 33 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:
“Điều 33. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.1.Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp huyện) có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 25và Điều 27của Bộ luật này;b) Tranh chấp về kinh doanh, thương mại quy định tại khoản 1 Điều 29 của Bộ luật này;c) Tranh chấp về lao động quy định tại khoản 1 Điều 31của Bộ luật này”.
Theo đó, “Điều 27. Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án1.Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn.2.Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.3.Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.4.Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.5.Tranh chấp về cấp dưỡng.6.Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình mà pháp luật có quy định”.
Do đó, tòa án giải quyết ly hôn cho bạn sẽ là tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương.
Về thẩm quyền theo lãnh thổ:Căn cứ khoản 1 điều 35 BLTTDS, Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Toà án theo lãnh thổ được xác định như sau:“a) Toà án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25, 27, 29 và 31 của Bộ luật này”;
Như vậy, trường hợp này bạn nộp hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn của mình tại TAND cấp huyện nơi chồng bạn cư trú, làm việc.Ngoài ra, căn cứ điểm b) khoản 1 điều 35 BLTTDS sửa đổi bổ sung 2011:“b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 25,27,29và 31của Bộ luật này”;
Do vậy, vợ chồng bạn còn có thể tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án cấp huyện nơi cư trú, làm việc của vợ hoặc chồng để giải quyết.
Từ đó, thấy rằng để thực hiện thủ tục ly hôn của bạn có thể:
+ Gửi hồ sơ ly hôn lên tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc trung ương nơi chồng bạn cư trú hoặc làm việc.
+ Hoặc vợ chồng bạn thỏa thuận bằng văn bản lựa chọn Tòa án sẽ giải quyết ly hôn, sau khi thỏa thuận được thì gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh nơi mà vợ hoặc chồng đang cư trú hoặc làm việc.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật Hôn nhân và gia đình mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận