Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung
Hỏi: Ông nội tôi có 2 vợ. Ông có 4 người con riêng với bà cả. Sau khi bà cả mất ông chung sống với bà nội tôi nhưng không có giấy đăng ký kết hôn. Bà nội tôi cũng có 3 người con riêng cùng về chung sống sau đó lập gia đình và đã ổn định kinh tế. Chỉ còn bố mẹ tôi cùng chung sống với ông bà.Năm 2003 bố tôi mất sau đó năm 2009 ông nội tôi mất. Ông mất không để lại di chúc về phần đất do ông đứng tên sổ đỏ gồm đất thổ cư, ruộng và rừng. Hiện tại bà nội tôi đã được cấp sổ đỏ về ruộng canh tác mà trước đây ông nội tôi đứng tên. Còn về phần đất thổ cư và rừng thì đang xảy ra tranh chấp giữa gia đình tôi và con riêng của ôngvề phần rừng còn lại.Vậy luật sư cho tôi hỏi gia đình tôi gồm mẹ tôi, tôi và em trai tôi có quyền được sử dụng phần đất thổ cư và rừng còn lại không? (Hải Nguyên - Hà Nội)
Luật gia Nguyễn Văn Nam - Tổ tư vấn pháp luật thừa kế - Công ty Luật TNHH Everest - trả lời:
Ông bà bạn chung sống với nhau mà không đăng ký kết hôn do bạn không xác định thời hạn nên chia trường hợp như sau:
"c.1. Người đang có vợ hoặc có chồng là:
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ trước ngày 03/01/1987 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn;
- Người sống chung với người khác như vợ chồng từ ngày 03/01/1987 đến trước ngày 01/01/2001 và đang chung sống với nhau như vợ chồng mà có đủ điều kiện kết hôn nhưng không đăng ký kết hôn (trường hợp này chỉ áp dụng từ ngày Nghị quyết này có hiệu lực cho đến trước ngày 01/01/2003)."
Theo đó, bà bạn chứng minh được từ ngày ông bà chung sống với nhau có tạo lập được những tài sản chung là gì,khi ông bạn mất bà bạn có quyền lợi quy định tại luật hôn nhân và gia đình 2014như sau:
"Điều 66. Giải quyết tài sản của vợ chồng trong trường hợp một bên chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết
1. Khi một bên vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì bên còn sống quản lý tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp trong di chúc có chỉ định người khác quản lý di sản hoặc những người thừa kế thỏa thuận cử người khác quản lý di sản.
2. Khi có yêu cầu về chia di sản thì tài sản chung của vợ chồng được chia đôi, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận về chế độ tài sản. Phần tài sản của vợ, chồng chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế."
Luật dân sự 2005:
"Điều219.Sở hữu chung của vợ chồng
1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất.
2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung."
-> Như vậy nếu như có yêu cầu chia di sản thừa kế thì bà bạn hưởng 1/2 tài sản chung, còn 1/2 tài sản chia cho hàng thừa kế thứ nhất (Điều 676)của ông đươc xác định làvợ và các con đẻ, con nuôi của ông( nếu có).
"Điều679.Quan hệ thừa kế giữa con riêng và bố dượng, mẹ kế
Con riêng và bố dượng, mẹ kế nếu có quan hệ chăm sóc, nuôi dưỡng nhau như cha con, mẹ con thì được thừa kế di sản của nhau và còn được thừa kế di sản theo quy định tại Điều 676 và Điều 677 của Bộ luật này."
"Điều677.Thừa kế thế vị
Trong trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống."
Nếu như những người con riêng chứng minh đươc có quan hệ chăm sóc nuôi dưỡng như cha mẹ,con thì được thừa kế di sản của cha dượng.Do đó gia đình bạn do bố bạn đã mất trước ông bạn nên bạn sẽ có quyền lợi hưởng di sản thay cho bố mình.
+)Trường hợp2: Trường hợp ông bà chung sống từsau ngày 3/1/1987 cho đến nay không đăng kýkết hôn thì không được công nhận là ngườiđang có vợ chồng, lúc này nếu như ông bà chung sống với nhau có tài sản chung và bà chứng minh được do công sức đóng góp hai bên, thì bà có quyền yêu cầu chia tài sản chung với ông theo quy định của bộ luật dân sự 2005. Hơn nữa nếu như giađình bạn có chứng minh được công sức đóng góp của mình vào phần đất thổ cư và đất rừng này thì gia đình bạn được chia như sau:
"Điều224.Chia tài sản thuộc hình thức sở hữu chung
1. Trong trường hợp sở hữu chung có thể phân chia thì mỗi chủ sở hữu chung đều có quyền yêu cầu chia tài sản chung; nếu các chủ sở hữu chung đã thoả thuận không phân chia tài sản chung trong một thời hạn thì mỗi chủ sở hữu chung chỉ có quyền yêu cầu chia tài sản chung khi hết thời hạn đó; khi tài sản chung không thể chia được bằng hiện vật thì được trị giá thành tiền để chia.
2. Trong trường hợp có người yêu cầu một người trong số các chủ sở hữu chung thực hiện nghĩa vụ thanh toán khi người đó không có tài sản riêng hoặc tài sản riêng không đủ để thanh toán thì người yêu cầu có quyền yêu cầu chia tài sản chung để nhận tiền thanh toán và được tham gia vào việc chia tài sản chung, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Nếu không thể chia phần quyền sở hữu bằng hiện vật hoặc việc chia này bị các chủ sở hữu chung còn lại phản đối thì người có quyền có quyền yêu cầu người có nghĩa vụ bán phần quyền sở hữu của mình để thực hiện nghĩa vụ thanh toán".
Nếu không có quan hệ hôn nhân giữa ông bà, và gia đình bạn cũng không chứng minh được công sức đóng góp củamìnhthì gia đình bạn gồm bạn, mẹ bạn và em trai sẽ không được quyền sử dụng mảnh đất của ông.
Khuyến nghị:
- Để có tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198.
- Nội dung tư vấn pháp luật thừa kế mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận