Theo hợp đồng mua bán nhà thì, bên mua nhà ở có các quyền, được nhận nhà kèm theo hồ sơ về nhà theo đúng tình trạng đã thoả thuận, yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thoả thuận, yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn.
Hỏi: Tôi có mua một căn nhà tại quận Cầu Giấy, Hà Nội. Căn nhà này là tài sản riêng của vợ (người chồng nhà đó đã ký giấy khước từ tài sản, thỏa thuận công chứng là tài sản riêng của vợ). Tôi đã làm hợp đồng mua bán sang tên, ủy quyền công chứng. Tôi gia hạn cho bà vợ kia sau 10 ngày phải chuyển đi. Tuy nhiên, sau 10 ngày tôi đến thu nhà thì bà vợ kia bỏ đi vì nợ nần nhiều, nhà cũng bán rồi. Còn ông chồng không hay biết vì bà vợ không thông báo. Tôi đã gọi điện cho bà vợ kia thì không liên lạc được. Tôi xin hỏi, nay tôi phải làm sao để giải quyết trường hợp thu nhà này? (Đỗ Minh Anh - Hà Nội).
Luật gia Vương Tùng Anh - Tổ tư vấn pháp luật hợp đồng của Công ty Luật TNHH Everest - Trả lời:
Điều 171 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về căn cứ chấm dứt quyền sở hữu:
" Điều 171. Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu. Quyền sở hữu chấm dứt trong các trường hợp sau đây: 1. Chủ sở hữu chuyển quyền sở hữu của mình cho người khác; 2. Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình; 3. Tài sản bị tiêu huỷ; 4. Tài sản bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu; 5. Tài sản bị trưng mua; 6. Tài sản bị tịch thu; 7. Vật bị đánh rơi, bị bỏ quên, gia súc, gia cầm bị thất lạc, vật nuôi dưới nước di chuyển tự nhiên mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định; tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu theo quy định tại khoản 1 Điều 247 của Bộ luật này; 8. Các trường hợp khác do pháp luật quy định."
Dựa trên điều luật trên, một trong những căn cứ chấm dứt quyền sở hữu là "Chủ sở hữu từ bỏ quyền sở hữu của mình". Điều 249 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về từ bỏ quyền sở hữu: "Điều 249. Từ bỏ quyền sở hữu. Chủ sở hữu có thể tự chấm dứt quyền sở hữu đối với tài sản của mình bằng cách tuyên bố công khai hoặc thực hiện hành vi chứng tỏ việc mình từ bỏ quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt tài sản đó. Đối với tài sản mà việc từ bỏ tài sản đó có thể gây hại đến trật tự, an toàn xã hội, ô nhiễm môi trường thì việc từ bỏ quyền sở hữu phải tuân theo quy định của pháp luật."
Theo pháp luật, ông chồng không phải là chủ sở hữu của căn nhà này. Điều 450 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về hình thức của hợp đồng mua bán nhà
"Điều 450. Hình thức hợp đồng mua bán nhà ở. Hợp đồng mua bán nhà ở phải được lập thành văn bản, có công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác."
Theo pháp luật, ngôi nhà là tài sản riêng của người vợ, do đó người vợ có quyền sở hữu đối với căn nhà này. Người vợ bán cho bạn ngôi nhà này, giữa hai bên làm hợp đồng có công chứng. Vậy thủ tục mua nhà của bạn là hoàn toàn hợp pháp, bạn trở thành chủ sở hữu của căn nhà.
Điều 454 Bộ luật Dân sự 2005 quy định về quyền của bên mua nhà:
"Điều 454. Quyền của bên mua nhà ở. Bên mua nhà ở có các quyền sau đây: 1. Được nhận nhà kèm theo hồ sơ về nhà theo đúng tình trạng đã thoả thuận; 2. Yêu cầu bên bán hoàn thành các thủ tục mua bán nhà ở trong thời hạn đã thoả thuận; 3. Yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn; nếu không giao hoặc chậm giao nhà thì phải bồi thường thiệt hại."
Theo đó, chị có quyền yêu cầu bên bán giao nhà đúng thời hạn, nếu không giao hoặc chậm giao thì phải bồi thường thiệt hại. trong trường hợp này, người vợ đã chuyển đi, người chồng không chịu chuyển, tuy nhiên, người chồng không có quyền sở hữu hay bất cứ quyền nào khác liên quan đến ngôi nhà. Nếu như không thể thuyết phục được người chống chuyển đi thì chị có thể nhờ cơ quan chức năng can thiệp giải quyết.
Khuyến nghị:
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hợp đồng mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Các điều luật chúng tôi viện dẫn trong bài viết có thể đã hết hiệu lực hoặc đã được sửa đổi, bổ sung. Các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, Chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận