-->

Tư vấn bồi thường thiệt hại trong vận chuyển hàng hóa

Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

Hỏi: Trong quá trình vận chuyển hàng từ Trung Quốc về Việt Nam, do bên Trung Quốc quên không bỏ hàng (thùng gạch) lên Container nên, người quản lí có yêu cầu tôi gửi về bằng đường chuyển phát nhanh, chi phí 7,9 triệu đồng. Hiện tại, phòng kế toán của công ty thông báo lại, công ty không chi khoản tiền này mà phải yêu cầu các nhân viên liên quan chịu phần chi phí này. Vậy cho tôi hỏi luật sư, công ty làm vậy có đúng không? (Ghi Lê - Thái Nguyên)

c>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198
>>> Luật sư tư vấn pháp luật qua tổng đài (24/7) gọi: 1900 6198

Luật gia Lê Mạnh Cường - Tổ tư vấn pháp luật doanh nghiệp Công ty Luật TNHH Everest trả lời:

Theo quyđịnh của Luật Thương mại năm 2005, việc giao hàng phải được tiến hành như sau:

"Điều 34. Giao hàng và chứng từ liên quan đến hàng hóa

1. Bên bán phải giao hàng, chứng từ theo thỏa thuận trong hợp đồng về số lượng, chất lượng, cách thức đóng gói, bảo quản và các quy định khác trong hợp đồng.

2. Trường hợp không có thỏa thuận cụ thể, bên bán có nghĩa vụ giao hàng và chứng từ liên quan theo quy định của Luật này".

Như vậy, nếu trong hợp đồng đã thỏa thuận rõ việc giao hàng mà bên Trung Quốc họ không tuân thủ, công ty bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu họ phải tiến hành bồi thường thiệt hại khoản tiền chi phì vận chuyển phát sinh thêm thoe qui định của Luật thương mại năm 2005:

"Điều 302.Bồi thường thiệt hại

1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.

2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm".

Do đó, việc bên Trung Quốc không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng, gây ra thiệt hại thì phải tiến hành bồi thường. Các nhân viên có liên quan nếu không có lỗi trong việc này thì không phải chịu trách nhiệm bồi thường.Nếu hợp đồng không thỏa thuận rõ về điều khoản này để yêu cầu bên Trung Quốc thực hiện nghĩa vụ bồi thường như trên thì các nhân viên có liên quan chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi cólỗi trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của công ty giaoví dụ như:nhân viên sơ suất trong việc không chỉ rõ số lượng hàng hóa yêu cầu...thì nhân viên đó phải chịu trách nhiệm với hành vi của mình.

Vì vậy việc công tyyêu cầu anh (chị) phải bồi thường với số tiền như trên khi chưa có đủ căn cứ xác định về thiệt hại trong quá trình vận chuyển là do anh (chị) cùng các nhân viên khác gây ra là không thỏa đáng. Anh (chị) có quyền yêu cầu, kiến nghị công ty xem xét về thiệt hại xảy ra để có hướng giải quyết đúng theo quy định của pháp luật.

Khuyến nghị:

  1. Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
  2. Nội dung bài tư vấn pháp luật doanh nghiệp mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
  3. Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.