Người điều khiển xe máy có lỗi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây tai nạn giao thông hậu quả là làm chết người sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội của mình.
Hỏi: Vào lúc 5h30 sáng khi đang tham gia lưu thông trên đường, qua ngã 3 có đường dốc 5, cong cua, thời tiết lúc đó chưa được sáng tỏ cho lắm. Lúc này có 1 chiếc xe khách 45 giường nằm đi hướng ngược chiều (đi dưới dốc đi lên) làm lóa mắt bất ngờ có 1 chiếc moto đi sau đuôi xe khách với tốc độ nhanh lấn đường xe tôi,do trời tối và sự viêc bất ngờ do không làm chủ tốc độ (tốc độ đo được là 57 km/giờ ) nên đã gây hậu quả làm người xe máy bị chấn thương sọ não, chân gãy 3 khúc phải nhập viện 1 tuần. Trường hợp gia đình bị hại viết giấy bãi nại và không khởi kiện thì có phải chịu trách nhiệm hình sự không? (Hải Hà - Thanh Hóa)
Theo quy định tại Điều 202 Bộ luât hình sự 1999 sửa đổi 2009 quy định về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từsáu tháng đến năm năm.
2. Phạm tộithuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:
a) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;
b) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;
c) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;
d) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫngiao thông;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.
4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Do đó trong trường hợp này anh điều khiển xe máy có lỗi vi phạm các quy định về an toàn giao thông đường bộ, gây tai nạn giao thông hậu quả là làm chết người do đó anh sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội của mình. Cho dù gia đình nạn nhân có viết đơn bãi nại và không khởi kiện thì anh vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự. Bởi theo quy định tại Điều 105 Bộ luật tố tụng hình sự quy định:
Điều105. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại
1. Những vụ án về các tội phạm được quy định tại khoản 1 các điều 104, 105, 106, 108, 109, 111, 113, 121, 122, 131 và 171 của Bộ luật hình sự chỉ được khởi tố khi có yêu cầu của người bị hại hoặc của người đại diện hợp pháp của người bị hại là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
2. Trong trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu trước ngày mở phiên tòa sơ thẩm thì vụ án phải được đình chỉ.
Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Người bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Như vậy cho dù gia đình người bị nạn có viết đơn bãi nại thì anh vẫn bị truy cứu trách nhiệm hình sự, việc anh có được hưởng án treo hay không thì phải đáp ứng đủ các điều kiện về được hưởng án treo.
Tuy nhiên nếu anh đáp ứng đủ các điều kiện về hưởng án treo thì anh sẽ được hưởng án treo.
Theo khoản 1Điều 60 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009 quy định:
1.Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.
Theo nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 2/10/2007 Hội đồng thẩm phán toà án nhân dân tối cao
a) Bị xử phạt tù không quá ba năm, không phân biệt về tội gì;
Trường hợp người bị xét xử trong cùng một lần về nhiều tội mà khi tổng hợp hình phạt, hình phạt chung không quá ba năm tù, thì cũng có thể cho hưởng án treo.
b) Có nhân thân tốt được chứng minh là ngoài lần phạm tội này họ luôn chấp hành đúng chính sách, pháp luật, thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ của công dân; chưa có tiền án, tiền sự; có nơi làm việc ổn định hoặc có nơi thường trú cụ thể, rõ ràng;
c) Có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên và không có tình tiết tăng nặng, trong đó có ít nhất là một tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS. Trường hợp vừa có tình tiết giảm nhẹ vừa có tình tiết tăng nặng, thì tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn tình tiết tăng nặng từ hai tình tiết trở lên;
d) Nếu không bắt họ đi chấp hành hình phạt tù thì không gây nguy hiểm cho xã hội hoặc không gây ảnh hưởng xấu trong cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Như vậy nếu anh đáp ứng đủ điều kiện để được điều kiện về được hưởng án treo thì anh được hưởng án treo.
- Để có ý kiến tư vấn chính xác và cụ thể hơn, Quý vị vui lòng liên hệ với các Luật sư chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, hoặc E-mail: [email protected].
- Nội dung bài tư vấn pháp luật hình sự mà Công ty Luật TNHH Everest cung cấp, Quý vị chỉ nên xem như nguồn tài liệu tham khảo.
- Tại thời điểm quý Vị đọc bài viết này, các điều luật chúng tôi viện dẫn có thể đã hết hiệu lực, hoặc đã được sửa đổi, bổ sung; các thông tin trong tình huống là cá biệt. Do đó, chúng tôi không đảm bảo những thông tin này có thể áp dụng cho mọi trường hợp, mọi đối tượng, ở mọi thời điểm.
Bình luận